Có người đặt vấn đề: Nếu lỡ tiêm loại vắc-xin có số liệu hiệu quả không lý tưởng, thì có thể tiếp tục tiêm loại vắc-xin có hiệu quả hơn không? Về việc này, một số bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra cảnh báo và kiến nghị.

Tham do Gan mot nua so nguoi ung ho ong Trump se khong tiem vac xin COVID 19 1
(Ảnh minh họa: Halfpoint/Shutterstock)

Bác sĩ người Hoa: Có thể tiêm, nhưng tác dụng phụ có thể mạnh hơn

Theo trang mạng BCBAY đưa tin, gần đây bà Bành, một người Hoa đến Mỹ thăm người thân cho biết, trước đó bà đã tiêm vắc-xin Trung Quốc, nhưng vẫn không yên tâm. Bởi vì khi đó tiêm chủng là loại vắc-xin của Sinopharm được Trung Quốc phê duyệt sử dụng khẩn cấp, khi đó chính quyền công bố dữ liệu cho thấy hiệu quả là 79%. Nhưng rất nhiều người đã nghi ngờ về tính chân thực của số liệu này. 

Để đảm bảo an toàn tốt hơn nữa, bà Bành muốn biết, trong tình huống đã tiêm vắc-xin Trung Quốc rồi, liệu có thể tiêm thêm vắc-xin nước ngoài hay không?

Để cẩn thận hơn, bà đã đến một trạm tiêm vắc-xin để tư vấn. Nhân viên y tế của phòng thuốc cho biết, về lý thuyết là có thể tiêm các loại vắc-xin khác loại. Ông còn tiết lộ xác thực cũng có không ít người dân bản địa sau khi tiêm xong vắc-xin của Johnson & Johnson, cũng cảm thấy không đáng tin cậy, tiếp tục tiêm vắc-xin của Pfizer hoặc Moderna. 

Tuy nhiên, ông Hoàng Trọng Đức, bác sĩ gốc Hoa chuyên khoa truyền nhiễm đã đưa ra cảnh báo về cách làm này: Có thể tiêm, nhưng có thể có tác dụng phụ tương đối mạnh, bao gồm sốt, đau đầu, lạnh, v.v, sẽ tương đương với tác dụng phụ khi tiêm mũi vắc-xin thứ hai. Ngoài ra cũng có khả năng xuất hiện một số tác dụng phụ nghiêm trọng, cũng không loại trừ khả năng dẫn đến máu đông 

Bác sĩ Hoàng chỉ ra, nếu muốn tiếp tục tiêm vắc-xin của thương hiệu khác, tốt nhất nên đi kiểm tra máu xem có kháng thể hay không. Nếu đã có kháng thể thì có thể không cần vội vã tiêm, như thế sẽ tương đối an toàn một chút. Ngoài ra, cũng có thể tăng cường phòng hộ thường ngày bằng cách chọn một số biện pháp dự phòng. 

Còn có một số người đã tiêm vắc-xin của Pfizer hoặc Modena cũng đang thảo luận xem liệu có tiêm mũi thứ ba hay không. Về vấn đề này, bác sĩ Hoàng cho biết, nếu tiêm thêm vắc-xin thì cần cách trên 3 tháng, tốt nhất là 6 tháng, không nên tiêm thêm ngay lập tức. Hiệu quả của mỗi một loại vắc-xin thông thường sẽ là vào tuần thứ 3 sau 2 mũi thiêm sẽ bắt đầu có kháng thể cao nhất, khoảng 3 tháng, sau đó sẽ dần giảm. 

Bác sĩ còn cho biết, đối với những người trên 65 tuổi, lần đầu tiên tiêm vắc-xin thì kháng thể sinh ra không cao bằng người trẻ tuổi, 6 tháng có thể kháng thể không đủ thì có thể tiêm thêm. 

Thiếu vắc-xin, liệu có thể “tiêm lẫn lộn”?

Bởi vì nguồn cung vắc-xin cho Canada thiếu hụt, vì để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, chính phủ cũng cân nhắc đến việc “tiêm lẫn” các loại vắc-xin cho người dân. Hồi tháng Tư, tỉnh Québec tuyên bố, do phía cung vắc-xin Moderna xảy ra tình trạng chậm trễ, những cư dân tại nhà chăm sóc dài hạn đã được tiêm chủng vắc-xin Moderna, mũi thứ hai sẽ dùng vắc-xin của Pfizer để thay thế.

Theo đó, vắc-xin Pfizer và vắc-xin Moderna tương tự nhau hơn hơn các loại vắc xin khác vì cả hai đều là vắc xin mRNA.

Tiến sĩ Sophie Zhang, bác sĩ trưởng ở Montreal cho biết, tại các viện dưỡng lão nơi bà làm việc, khoảng một nửa đã được tiêm lẫn vắc-xin, khoảng vài trăm người. Họ vẫn đang được theo dõi sát sao các phản ứng bất lợi, nhưng đến hiện tại vẫn không phát hiện ra tình trạng bất thường.

Nếu chính sách tiêm lẫn vắc-xin có thể thực hiện, vậy thì xác thực có thể giải quyết vấn đề cung cấp không đủ vắc-xin ở mức độ nhất định, không để cho người dân cần tiêm mũi thứ hai bị lỡ thời gian tiêm chủng; hơn nữa, những người đã tiêm mũi thứ nhất có sự nghi ngờ về lực bảo vệ hoặc người đã tiêm vắc-xin của AstraZeneca và lo lắng tác dụng phụ làm đông máu, cũng sẽ có lựa chọn mới. 

Vậy thì tiêm lẫn vắc-xin có được hay không? Các nhà khoa học tại nhiều nước đang nỗ lực tìm ra đáp án. 

Chuyên gia: Hiệu quả tiêm lẫn vẫn là con số chưa biết

Chuyên gia cho rằn, tiêm lẫn vắc-xin về tính tan toàn là không có vấn đề gì, quan trọng là sau khi sử dụng hỗn hợp vắc-xin thì hiệu quả liệu có còn hay không. 

Nghiên cứu COM-COV do Nhóm vắc-xin Oxford (Oxford Vaccine Group) dẫn đầu vào tháng Hai năm nay đã khởi động, kết quả dự tính sẽ được công bố trong vài tuần tới. Nghiên cứu còn có thể xác định hai loại vắc-xin khác nhau liệu có thể có hiệu quả phòng hộ tốt hơn một loại vắc-xin hay không. 

Một số đối tượng thử nghiệm đang tiếp nhận một mũi vắc-xin AstraZeneca và một mũi vắc-xin Pfizer. Vắc-xin AstraZeneca sử dụng virus cảm cúm để xây dựng lực miễn dịch, còn vắc-xin Pfizer là sử dụng công nghệ mRNA để kích thích hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu này được mở rộng phạm vi vào tháng Tư, đưa vắc-xin của Moderna và vắc-xin Novavax vào thử nghiệm. 

Mỹ: 5 triệu người từ chối tiêm chủng mũi vắc-xin thứ 2

Tại Mỹ, khoảng 5 triệu người sau khi tiêm xong mũi vắc-xin thứ nhất, đã từ chối tiêm mũi thứ hai, nguyên nhân chủ yếu là:

  1. Có người dân cho rằng tiêm xong mũi vắc-xin thứ nhất đã có đủ kháng thể, không muốn tiêm mũi thứ hai nữa;
  2. Lo lắng tác dụng phụ;
  3. Điểm tiêm vắc-xin sử dụng loại vắc-xin mũi thứ hai có thương hiệu khác so với loại vắc-xin đã tiêm mũi thứ nhất, nên có nhiều người không muốn tiêm lẫn lộn.

Vắc-xin Trung Quốc có nhiều vấn đề, ĐCSTQ chặn toàn diện thông tin

Từ khi triển khai tiêm vắc-xin đến nay, dù là vắc-xin của thương hiệu nào, hoặc ít hoặc nhiều cũng đều xuất hiện tác dụng phụ. Ở các nước phương Tây, nếu có người tiêm chủng xuất hiện phản ứng không tốt, thậm chí là tử vong, dù là nhất thời không thể hoàn toàn chứng minh nguyên nhân – hậu quả có có liên quan đến vắc-xin, nhưng vì tính mạng là trên hết nên cơ quan chức năng vẫn kịp thời công bố thông tin. 

Nhưng tại Trung Quốc Đại Lục thì lại hoàn toàn không như thế, bất cứ thông tin bất lợi nào liên quan đến vắc-xin nội địa đều có khả năng bị chính quyền phong tỏa. 

Hồi tháng Tư, truyền thông tiếng Trung ở ngoài Trung Quốc từng đưa tin, một tài khoản mạng xã hội tại Đại Lục có tên MyBabyBear tiết lộ trong nhóm trên Douban rằng, một chị học cùng trường khóa trước của cô do tiêm vắc-xin Trung Quốc sản xuất nên lúc 19h27 phút, ngày 12/4/2021 đã phải vào viện điều trị ICU, đến nay vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm. Nhưng thông tin liên quan đã bị ngăn chặn, cô gái này sau đó một lần nữa đăng bài viết nhấn mạnh, những gì mình nói là sự thực, “Nếu về sau tôi còn có thể tìm hiểu được tin tức về chị thì sẽ cập nhật lại”. 

Một tài khoản Weibo có tên “Shan Xia Ye Zi” vào trung tuần tháng Tư cũng đã phơi bày tình trạng mà nhà mình gặp phải, người này cho biết người em 28 tuổi (quân nhân, không có tiền sử bệnh) sau khi tiêm vắc-xin bất hoạt của Sinopharm tại Trung tâm y tế sức khỏe ở đại lộ Tân Hà thành phố Thâm Quyến, đến ngày 15/4 thì qua đời. Sau khi thông tin được truyền đi, người nhà của người này cũng bị cảnh sát cảnh báo và đe dọa. 

Không chỉ có vậy, một sự kiện khác có ý vị sâu xa liên quan đến ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu. 

Ông Hồ Tích Tiến gần đây đã không cẩn thận nên đã tiết lộ rằng mình có một kênh riêng có thể tiêm chủng vắc-xin của Pfizer nước ngoài, thông tin khiến nhiều người đặt nghi vấn, Trung Quốc có thể có “vắc-xin cung cấp đặc biệt” chuyên dùng để tiêm cho quan chức cấp cao và tầng lớp quyền quý. 

Mặc dù về sau ông Hồ Tích Tiến đã xóa bài viết này, nhưng đã có cư dân mạng chụp lại được màn hình và lưu trữ, đồng thời còn nói rằng, “Lời của lão Hồ Tích Tiến đã tiết lộ một bí mật, một là vắc-xin của Pfizer đã đến Trung Quốc; hai là vắc-xin của Pfizer cung không đủ cầu, đối tượng cung cấp có cấp bậc tương đối cao …” 

Phi Phi, Vision Times

Xem thêm: