Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã hoành hành trên toàn cầu kéo dài gần một năm, cộng đồng quốc tế đang tích cực phát triển vắc-xin. Tuy nhiên, trước thực trạng biến hóa khó lường của virus nên vấn đề phát triển được một loại vắc-xin hiệu quả không phải nhiệm vụ dễ dàng. Gần đây, vắc-xin Oxford đã phải khẩn cấp tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng do xảy ra “bệnh chứng chưa rõ” đối với người tiêm.

vac
Gần đây, vắc-xin Oxford đã phải khẩn cấp tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng do xuất hiện “bệnh chứng chưa rõ” (Ảnh minh họa: PhotobyTawat / Shutterstock).

Theo nhiều nguồn tin, vào ngày 10/9, hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh đã hợp tác với Đại học Oxford để sản xuất vắc-xin, cuối cùng đã đưa ra thông báo rằng một phụ nữ được tiêm vắc-xin Oxford đã bị thần kinh nghiêm trọng, triệu chứng tương tự với viêm tủy ngang (transversemyelitis).

Một nguồn tin nói với New York Times, người tiêm vắc-xin cảm thấy cơ thể khó chịu nên đã được khẩn cấp đưa đến bệnh viện vì nghi ngờ bị triệu chứng bất thường liên quan đến tủy sống.

Cái gọi là “viêm tủy ngang” dùng để chỉ một căn bệnh hiếm gặp mà vùng viêm xảy ra ở cả hai bên của một phần tủy sống. Các triệu chứng bao gồm đau đớn dữ dội, tê liệt các chi, không làm chủ được tiểu tiện, rối loạn chức năng tình dục, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến liệt hoàn toàn các chi.

Điều đáng chú ý là trước đây “viêm tủy ngang” đã được chỉ ra là một biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm phổi Vũ Hán.

Ngoài ra cũng đã có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng một số loại vắc-xin phòng ngừa bệnh truyền nhiễm đôi khi có thể kích thích gây viêm tủy cắt ngang, trong đó có vắc-xin viêm gan B và vắc-xin sởi.

Về tỉ lệ người bị viêm tủy cắt ngang, có thông tin rằng vào khoảng 4,6/1000000 người, và hầu hết bệnh nhân ít nhất có thể hồi phục một phần, nhưng quá trình hồi phục có thể mất một năm hoặc hơn. Một số bệnh nhân sẽ bị tàn phế nặng, phải sử dụng xe lăn suốt đời, không thể tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt.

Về vấn đề những bệnh nhân tiêm vắc-xin Oxford gặp các triệu chứng cụ thể ra sao và mức độ triệu chứng thế nào thì đến nay không thấy hãng AstraZeneca tiết lộ.

Người phát ngôn của công ty này cho biết: “Tình nguyện viên bị triệu chứng giống như viêm tủy cắt ngang. Nhưng chúng tôi không biết có phải (viêm tủy cắt ngang) hay không. Hiện chúng tôi đang làm thêm các xét nghiệm”.

Hôm 8/9, hãng AstraZeneca thông báo quy trình đánh giá tiêu chuẩn của công ty đã dẫn đến việc tạm dừng nghiên cứu vắc-xin để cho phép xem xét dữ liệu an toàn. AstraZeneca không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào khác ngoại trừ việc tiết lộ rằng một tình nguyện viên được tiêm vắc-xin “đã mắc bệnh không rõ nguyên nhân” (unexplained illness).

Được biết đây không phải lần đầu tiên vắc-xin Oxford ngừng thử nghiệm do các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng.

Một tình nguyện viên khác đã nhận tiêm vắc-xin Oxford nói với giới truyền thông Anh rằng, tháng 5 năm nay ông đã chấp nhận tiêm liều vắc-xin Oxford đầu tiên, sau đó phải chịu các tác dụng phụ nghiêm trọng kéo dài nhiều ngày: “Tôi thức dậy lúc 2 giờ sáng, cảm thấy lạnh khắp người, nhưng khi tôi đo nhiệt độ của tôi là 39°C.”; “Tôi cảm thấy thể lực của mình yếu đến khó tin, không thể tự đứng dậy và thậm chí cử động cơ thể cũng khó khăn”; “Cơn sốt 39°C diễn ra liên tục trong cả 1 ngày, tôi chỉ cảm thấy rất yếu và không thể làm bất cứ điều gì trong cả ngày hôm đó.”

Tình nguyện viên giấu tên cho biết vì cảm thấy cơ thể không bình thường và chóng mặt nên vào ngày thứ hai sau khi vắc-xin thì hầu như ông chỉ có thể ngủ thiếp đi. Trong hai ngày đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin, tình nguyện viên thường bị đau đầu từng cơn khiến không thể tập trung, trong khi cơ thể luôn cảm giác ớn lạnh. May mắn đến ngày thứ ba thì các triệu chứng nghiêm trọng nhất đã biến mất, nhưng tác dụng phụ vẫn còn. “Trong vài ngày tiếp theo, tôi vẫn cảm thấy yếu, cơ thể không thoải mái.”, tình nguyện viên cho biết.

Vốn dĩ tuần này tình nguyện viên này sẽ được tiêm liều vắc-xin Oxford thứ hai, nhưng vào đêm hôm trước dự định tiêm thì tình nguyện viên nhận được email hủy bỏ kế hoạch. Email cho biết rằng một tình nguyện viên bị bệnh không rõ nguyên nhân nên cần hoãn lại việc tiêm vắc-xin thứ hai cho tình nguyện viên.

Email này khiến người đàn ông cảm thấy lo lắng. “Tôi nhận được email này một ngày trước khi tôi định tiêm mũi thứ hai, khi biết vắc-xin có tác dụng phụ đối với người tiêm khiến tôi cảm thấy lo lắng.”

Y Bình

Xem thêm: