Thực phẩm rất quan trọng đối với cơ thể con người. Hàng ngày, mỗi người đều cố gắng ăn đủ 3 bữa, nhưng tại sao một số người khỏe mạnh, trong khi những người khác thường xuyên đau ốm?

an com
Ăn 3 bữa như nhau, có người vui vẻ khỏe mạnh, có người ốm yếu mệt mỏi, lý do nằm ở thói quen ăn uống. (Ảnh: Hananeko_Studio/ Shutterstock)

Nguyên nhân chủ yếu là do mỗi người có thói quen ăn uống khác nhau.

3 thói quen ăn uống không tốt

1. Ăn quá nhiều thực phẩm tinh chế

Trong quá trình sản xuất của hầu hết các loại ngũ cốc tinh chế, chất xơ thô và mầm dinh dưỡng bị loại bỏ, do đó các khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác trong đó bị mất đi một lượng lớn, hơn nữa, thường xuyên tiêu thụ nhiều carbohydrate cũng sẽ mang lại nguy cơ bệnh tật cho cơ thể. Do vậy, bạn nên giảm lượng ngũ cốc tinh chế và tăng cường bổ sung ngũ cốc thô.

Ngũ cốc nguyên hạt là loại quả nguyên hạt, đã xay, nứt hoặc bong vảy, phải bao gồm 3 thành phần của hạt là cám, mầm và nội nhũ, với tỷ lệ tương tự như ngũ cốc tự nhiên. So với ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ hơn, Vitamin B, canxi, kali, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác, cũng như các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe.

2. Ăn quá nhiều trong mỗi bữa 

Sức chứa dạ dày của cơ thể con người là có hạn. Ăn quá no không chỉ khiến bụng khó chịu mà lâu dần, khi đã quen với việc “no” sẽ gây tổn thương toàn thân.

Khi đang trong tình trạng ăn kiêng thất thường và ăn khi cơ thể đang cực kỳ “đói”, thì sẽ vô thức nạp nhiều thức ăn hơn. Đó là bởi vì cơ thể thiết lập chế độ tích trữ chất béo và năng lượng để tránh bị “đói” một lần nữa. Khi cảm thấy đầy hơi tức là bạn đã đi đến giới hạn của dạ dày. Ăn quá no trong thời gian dài dễ gây kiệt sức và sinh bệnh.

3. Ăn uống khẩu vị nặng

Khẩu vị nặng không chỉ là thích ăn nhiều dầu, nhiều muối, nhiều cay..v.v. mà quan trọng hơn là thành phần đường tồn tại một cách “vô hình”. Vì một số thức ăn chỉ hơi có vị ngọt nhưng thực chất lại chứa rất nhiều đường, chẳng hạn như bánh phở. Ăn nhiều đường trong thời gian dài sẽ mang lại gánh nặng không đáng có cho cơ thể.

Thông qua 3 phương pháp sau đây để chữa lành cơ thể

1. Ăn uống theo một chế độ cân bằng

Bột gạo có những chất dinh dưỡng mà cơ thể con người cần nên chúng ta vẫn phải ăn nhưng cần kết hợp giữa hạt thô và hạt mịn. Ví dụ, cố gắng thay thế sữa đậu đen bằng cháo trắng vào bữa sáng, để no bụng và bổ sung năng lượng.

2. Ăn một lượng thức ăn thích hợp

bỏ bữa sáng
Trong văn hóa Nhật Bản, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. (Ảnh: Nishihama/ Shutterstock)

Dân gian có câu nói “sáng ăn ngon, trưa ăn no, tối ăn ít”. Mỗi bữa trong ngày ăn no 70-80% là được.

3. Chế độ ăn thanh đạm

Chế độ ăn thanh đạm chính xác về cơ bản là giữ được mùi vị nguyên bản của nguyên liệu càng nhiều càng tốt, vị nhạt nhưng đủ dinh dưỡng, rất có lợi cho cơ thể người. Thế cho nên hãy bỏ thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, ăn cay nhiều, đặc biệt là nhiều đường.

Thông qua chế độ ăn uống hợp lý cân bằng để điều hòa cơ thể từ trong ra ngoài là điều cơ bản nhất. Bên cạnh đó, cố gắng duy trì thói quen ăn uống điều độ, kết hợp với tập thể dục phù hợp, bạn sẽ thấy thể chất được cải thiện, tinh thần cũng sẽ tràn đầy năng lượng.