Thường xuyên bị cảm, sốt, nhức đầu, nhiệt miệng, vết thương khó lành, mệt mỏi kinh niên, dị ứng…, tất cả đều cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể tương đối kém.

suy giảm miễn dịch
(Ảnh: Shutterstock)

Cần chú ý đối với các vấn đề về miễn dịch khi có 5 loại biểu hiện này

Khi có 5 biểu hiện dưới đây, bạn nên chú ý đến vấn đề miễn dịch của bản thân, để lâu không chỉ khiến cơ thể dễ mắc bệnh mà còn có thể làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.

1. Vết thương lâu lành

Sau khi không may bị trầy xước, khả năng miễn dịch của người bình thường sẽ phản ứng nhanh chóng, thúc đẩy quá trình đông máu, bạch cầu tập hợp lại để chống lại mầm bệnh bên ngoài cơ thể và tránh viêm nhiễm. Tuy nhiên, những người có khả năng miễn dịch kém có thể làm vết thương chậm lành hơn và bị viêm, loét.

2. Đổ mồ hôi

So với những người khác, người dễ đổ mồ hôi bất kể thời tiết thường có hệ miễn dịch kém hơn. Hơn nữa, những người như vậy cũng có thể dễ đổ mồ hôi khi ngủ, và luôn ngủ không yên giấc. Loại đổ mồ hôi khó giải thích này chủ yếu liên quan đến khả năng miễn dịch kém.

3. Tiêu chảy

Niêm mạc đường tiêu hóa của con người cũng là một tuyến phòng thủ cho hệ thống miễn dịch. Khi hệ miễn dịch yếu đi, rất có thể vi trùng sẽ có cơ hội xâm nhập. Ví dụ, sau khi ăn thức ăn không hợp vệ sinh, một số người thì không sao, nhưng một số người lại bị nôn mửa và tiêu chảy, điều đó cũng có nghĩa là khả năng miễn dịch bị kém.

4. Mệt mỏi

mệt mỏi mãn tính
Mệt mỏi mãn tính ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người. (Ảnh: FTiare/ Shutterstock)

Khi hệ thống miễn dịch của con người hoạt động không đủ, nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề mệt mỏi mãn tính. Người ta dễ cảm thấy yếu ớt, kiệt sức cũng là biểu hiện của khả năng miễn dịch kém.

5. Thường xuyên bị bệnh

Thường xuyên bị cảm, sốt, đau đầu, khó chịu ở cổ họng và rất khó để hồi phục trong một thời gian dài ngắn cũng cho thấy khả năng miễn dịch của bạn tương đối kém.

Các yếu tố gây bất lợi cho hệ miễn dịch

Miễn dịch là một cơ chế bảo vệ của cơ thể, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và các thứ lạ khác. Khi khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Vậy những yếu tố nào khiến hệ miễn dịch suy giảm?

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn nhiều muối: Có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch và làm suy yếu phản ứng kháng khuẩn.

Ăn đồ ngọt: Ảnh hưởng đến khả năng diệt khuẩn của bạch cầu.

buổi sáng
Uống nước giúp cơ thể bài tiết chất độc, thiếu nước sẽ làm hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng. (Ảnh: Africa Studio/ shutterstock)

Luôn quên uống nước: Uống nước giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài, tình trạng cơ thể luôn thiếu nước sẽ có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

2. Thức khuya

Một giấc ngủ ngon và lành mạnh là sự đảm bảo cơ bản để cải thiện chức năng miễn dịch và chống lại sự xâm nhập của virus. Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến cho khả năng của hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm lạnh và dị ứng. Thiếu ngủ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tế bào lympho T của hệ miễn dịch và ngăn cản tế bào lympho B sản xuất kháng thể. Đây là hai loại tế bào đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể.

Bởi vì hệ miễn dịch dựa vào các kháng thể do tế bào B sản xuất, vì thế những người chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm thường có lượng kháng thể ít hơn 50% so với người ngủ đủ giấc. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc không chỉ làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch mà còn làm tăng khả năng lây nhiễm của các mầm bệnh. 

3. Cảm xúc tiêu cực

nhạc buồn
Cảm xúc tiêu cực sẽ gây ra hàng loạt các thay đổi về thể chất, đồng thời còn có thể gây ra ung thư. (Ảnh: SUPREEYA-ANON/Shutterstock)

Cảm xúc tiêu cực sẽ gây ra hàng loạt các thay đổi về thể chất, đồng thời còn có thể gây ra ung thư. Yếu tố tâm lý bất lợi và cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến suy giảm khả năng giám sát miễn dịch và giảm khả năng miễn dịch, điều này sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, tạo cơ hội cho tế bào ác tính thoát khỏi sự ức chế và xác suất gây ra khối u có thể tăng lên gấp đôi. 

Cảm xúc tiêu cực như trầm cảm dẫn đến giảm chức năng tế bào lympho, khả năng miễn dịch thấp, dễ xuất hiện ung thư. Đặc biệt đối với phụ nữ, cảm xúc có tác động lớn hơn đến khả năng miễn dịch và chức năng nội tiết, dẫn đến kinh nguyệt không đều, dễ cảm lạnh, nhân giáp, phì đại tuyến vú, u xơ tử cung và các bệnh khác.

4. Ít vận động

Ngồi trong một thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm thể lực tổng thể, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ít vận động có nguy cơ mắc ung thư ruột tăng khoảng 44%. Ngồi lâu còn khiến việc tuần hoàn của máu trở nên kém hơn, trực tiếp dẫn đến nhu động ruột chậm, từ đó khiến cho thời gian vận chuyển và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể cũng lâu hơn, theo thời gian sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột, thậm chí là ung thư ruột kết. 

Những người ít vận động dễ bị béo bụng. Lượng lớn mỡ tích tụ trong gan cũng sẽ từ từ tiến triển thành gan nhiễm mỡ, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng giải độc mà hơn nữa còn làm tăng nguy cơ xơ hóa và ung thư gan.

5. Lão hóa

Sau khi bước vào tuổi già, hệ thống miễn dịch của cơ thể dần bị lão hóa. Đặc biệt những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm phế quản mãn tính rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập và giảm khả năng miễn dịch.

Bổ sung dưỡng chất để tăng cường chức năng miễn dịch

1. Protein chất lượng cao

protein 1
Bổ sung protein chất lượng cao có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch. (Ảnh: Shutterstock)

Ngoài việc tiêu thụ protein có trong thực phẩm. Trên thực tế, chúng ta còn có nhiều chế phẩm protein khác đã được cô đặc bao gồm protein đậu nành, whey protein, lactoferrin, v.v., đều có thể cải thiện chức năng miễn dịch của chúng ta.

2. Nguyên tố vi lượng

Vitamin A, B, C, D, E đều có tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra bổ sung thêm sắt và kẽm còn giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Bởi vì những vi chất dinh dưỡng này có hàm lượng thấp, nhưng lại có tác dụng rất mạnh.

Các protein khác nhau tổng hợp ra các kháng thể. Đồng thời những vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết như coenzyme, được coi như một chất xúc tác tham gia vào quá trình tổng hợp.

Về chế độ ăn uống, chúng ta nên cố gắng duy trì 3 bữa ăn trong ngày, mỗi ngày đảm bảo đủ 4 loại thức ăn và hơn 12 loại chất dinh dưỡng. Đồng thời, mỗi tuần nên ăn ít nhất 25 loại thực phẩm, để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và hệ miễn dịch. 

Thiền định: Liệu pháp tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng và tăng cường miễn dich

Một nghiên cứu của ĐH Harvard tại Bệnh viện tổng hợp Massachusetts đã cho ra kết quả đáng kinh ngạc về hiệu quả hữu hình của thiền định lên cấu trúc não người. Chỉ sau 8 tuần tập luyện thiền định, kết quả chụp MRI cho thấy chất xám trong não những tình nguyện viên đã tăng lên rõ rệt. 

Tiến sĩ thần kinh học Sara Lazar, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Mặc dù việc thực hành thiền định có liên quan đến cảm giác yên bình và thư giãn về thể chất, nhưng các học viên cũng khẳng định rằng thiền định cũng mang lại những lợi ích về nhận thức và tâm lý một cách bền vững lâu dài.”

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung của các nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Y khoa Baylor, Hoa Kỳ, cho thấy các tế bào miễn dịch của những người tập Pháp Luân Công (một phương pháp thiền định kết hợp tu tâm tính theo “Chân – Thiện – Nhẫn” trong đời sống hàng ngày), có một “cơ chế điều chỉnh 2 chiều” độc đáo: 

  • Trong điều kiện bình thường (không bị viêm), bạch cầu trung tính của họ có tuổi thọ cao hơn người bình thường, và chức năng thực bào (giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi những sinh vật này xâm nhập vào cơ thể) của chúng cũng mạnh hơn, vì vậy đưa đến tác dụng tốt hơn hơn trong việc bảo vệ cơ thể. 
  • Trong trạng thái bị viêm, một khi bạch cầu trung tính loại bỏ các tác nhân gây bệnh, lại sẽ điều hòa chuyển hóa tế bào, giúp nhanh chóng giải quyết tình trạng viêm nhiễm và tránh sự xuất hiện của hội chứng phản ứng miễn dịch quá mức cytokine.
My trung phat quan chuc DCSTQ vi buc hai Phap Luan Cong 1
Thiền định giúp giải tỏa căng thẳng và tăng cường miễn dịch. Ảnh các học viên Pháp Luân Công đang luyện bài thiền định. (Ảnh: Dai Bing/Epoch Times)

Xét theo quan điểm khoa học, lợi ích thu được từ thiền định hiện đang được khám phá ngày càng nhiều. Những lợi ích đã được kiểm chứng bao gồm cải thiện về mặt tâm lý, hạnh phúc, cũng như nâng chất lượng cuộc sống của những người tập luyện. Các nghiên cứu cho thấy rằng những lợi ích này thể hiện dưới dạng vật chất chứ không chỉ là tinh thần trừu tượng.

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Thanh Mộc (t/h)