Các yếu tố về tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình mắc bệnh tim, các thói quen sống… đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Sự lão hóa tim là rất nhanh chóng, vì vậy hãy nên tránh xa những yếu tố này càng sớm càng tốt.

shutterstock 130349855
Vận động vừa phải, tâm trạng vui vẻ giúp hạ huyết áp và nhịp tim. (Ảnh: Shutterstock)

Những yếu tố khiến tim lão hóa

1. Chứng loạn nhịp tim

Người bệnh sẽ cảm thấy hồi hộp, khó chịu, mạch đập ngắt quãng có thể nhanh hoặc chậm. Trạng thái này dễ dẫn đến suy tim.

2. Truyền tĩnh mạch nhanh

Truyền dịch là quy trình kỹ thuật điều dưỡng thường được sử dụng trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Đó là truyền dung dịch chứa lượng lớn chất có lợi và thuốc vào tĩnh mạch cơ thể bệnh nhân.

Tuy nhiên, nó khiến tim trở nên căng thẳng, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim. Do đó, phương pháp này chống chỉ định cho các bệnh nhân bị suy tim.

3. Lây nhiễm

nếp nhăn
Lây nhiễm có thể làm tổn thương tim ngay lập tức hoặc ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng tim. (Ảnh minh họa: Pitchayaarch Photography/ Shutterstock)

Lây nhiễm có thể làm tổn thương tim ngay lập tức hoặc ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng tim. Đặc biệt lây nhiễm đường hô hấp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim ở người cao tuổi. Điều này chủ yếu là do sốt, tim đập nhanh và các nguyên nhân khác, tất cả đều làm tăng áp lực lên tim. 

Bên cạnh đó tình trạng thường xuyên ho khan cũng có thể dẫn đến tăng áp phổi và khiến cho tâm thất phải chịu áp lực công việc lớn.

4. Vận động quá sức

Sau khi hoạt động thì xuất hiện hiện tượng tim đập dồn dập, tức ngực và mệt mỏi. Vì vậy, một nguyên nhân khác khiến bệnh nhân mắc bệnh tim là do vận động quá sức. Người bệnh nên chú ý thực hiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và không được vận động quá sức.

5. Tăng mỡ máu

Nhiều người có tình trạng tăng mỡ máu ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là mỡ máu cao và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch vành.

Xơ cứng động mạch có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim và thiếu oxy, từ đó làm rối loạn chức năng tim. Với sự gia tăng hơn nữa của lipid máu, các chất lipid sẽ lắng đọng trên thành mạch máu, dẫn đến việc hình thành huyết khối và gây nhồi máu cơ tim.

6. Cao huyết áp

dưa muối
Rau cải muối chua hỗ trợ tiêu hóa, nhưng những người bị cao huyết áp và tim mạch nên hạn chế ăn. (Ảnh từ Shutterstock)

Nếu huyết áp duy trì ở mức cao hoặc dao động quá mức sẽ gây phì đại cơ tim, tổn thương toàn bộ mạch máu, gây ra bệnh mạch vành và rung tâm nhĩ, thậm chí dẫn đến suy tim.

7. Tăng đường huyết

Đường huyết luôn ở mức cao sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình lắng đọng các chất lipid trong mạch máu. Lâu ngày sẽ gây hẹp và tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch và thậm chí là thiếu máu cơ tim.

8. Béo phì

Mỡ tích tụ quá nhiều ở người béo phì, nhất là ở các cơ quan nội tạng sẽ làm tăng thể tích máu tuần hoàn, tăng tải cho tim. Ngoài ra, béo phì còn có thể gây xơ vữa động mạch vành, thúc đẩy quá trình lắng đọng chất béo trong tế bào cơ tim, gây dày thành tâm thất.

9. Hút thuốc

nằm ngay sau khi ăn
Các chất độc hại trong thuốc lá khiến tim đập nhanh, thậm chí gây nhồi máu cơ tim. (Ảnh: Fongbeerredhot/ Shutterstock)

Thuốc lá có chứa các chất có hại như nicotin, làm tim đập nhanh, nhịp tim trở nên nhanh hơn gây huyết áp cao. Thuốc lá còn chứa carbon monoxide, sẽ làm giảm hàm lượng oxy trong máu và dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Cách ngăn ngừa lão hóa tim

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Ăn ít hoặc không ăn muối, các thực phẩm giàu cholesterol, bánh ngọt, giảm thiểu tối đa chất béo và dầu mỡ như nội tạng động vật, các loại thịt mỡ. Đồng thời nên ăn nhiều rau quả tươi, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và thịt nạc. Một chế độ ăn nhiều chất xơ và ít chất béo có thể bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ và tiểu đường.

2. Học cách giảm căng thẳng

20181120 Chi Jin Clear Dental 01 image
Học cách giữ bình tĩnh, giữ tâm thái hòa ái vui vẻ là yếu tố quan trọng giúp giảm huyết áp và nhịp tim. (Ảnh: Shutterstock)

Căng thẳng mãn tính kích thích sản xuất cortisol, một loại hormone gây căng thẳng, việc căng thẳng quá mức này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Học cách giữ bình tĩnh, giữ tâm thái hòa ái vui vẻ là yếu tố quan trọng giúp giảm huyết áp và nhịp tim.

Ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng tích cực, tăng độ nhạy cảm và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Mỗi ngày vận động ít nhất 30 phút như tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhanh, leo núi hoặc nhảy dây, v.v., hãy vận động để cơ thể có thể đổ nhiều mồ hôi một chút, điều này sẽ giúp cải thiện chức năng tim phổi. 

Bệnh nhân tăng huyết áp, tăng đường huyết, mỡ máu nên xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ, uống thuốc đúng giờ, đủ liều, và thường xuyên kiểm soát các chỉ số trong giới hạn bình thường.