Gừng là một loại thảo mộc, ngoài việc dùng làm thực phẩm, gừng còn có giá trị nhất định trong chữa bệnh. Đặc biệt nếu đắp gừng vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ một thời gian thì cơ thể sẽ nhận được rất nhiều lợi ích to lớn.

gừng
(Ảnh: Charoen Krung Photography/ Shutterstock)

Thành phần dinh dưỡng của gừng:

Trong mỗi 100 gam gừng tươi có chứa 85 gam nước; 1,3 gam protein; 0,6 gam chất béo; 6,6 gam carbohydrate; 2,7 gam chất xơ thô; 0,17 mg caroten; 0,02 mg thiamine  và 0,03 mg riboflavin.

Ngoài ra còn có axit ascorbic 4 mg; canxi 27 mg; kali 295 mg; natri 14,9 mg; magiê 44 mg; phốt pho 25 mg; sắt 1,4 mg; mangan 3,2 mg; kẽm 0,34 mg; đồng 0,14 mg; Selenium 0,56 microgam; và cuối cùng là Niacin 0,8 mg.

4 Công dụng chữa bệnh của gừng:

1. Khai vị bổ tỳ, kích thích ăn ngon miệng

Nếu bị giảm tiết nước bọt và dịch vị sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta ăn vài lát gừng trước khi ăn cơm, thì có thể kích thích tiết nước bọt, dịch vị, dịch tiêu hóa và tăng nhu động đường tiêu hóa. Từ đó đạt được hiệu quả tăng cảm giác thèm ăn.

2. Giảm đờm và hết nôn trớ

Gừng có tác dụng trừ đờm chống nôn, chủ yếu dùng cho các triệu chứng buồn nôn và nôn hoặc ho nhiều đờm.

Nếu như do một số bài tập gây ra việc “không thích ứng được với vận động”, thì ăn một ít gừng có thể làm dịu tình trạng này.

3. Loại bỏ thấp khí (khí ẩm)

Gừng là thực phẩm có tính nóng, chứa chất gingerol, có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, nhưng sự kích thích này thuộc dương nên có thể tăng cường tiêu hóa và trung hòa thực phẩm tính lạnh.

Chúng ta thường cảm thấy cơ thể nóng sau khi ăn gừng, bởi vì gừng có thể làm giãn mạch máu, tăng tốc độ lưu thông máu, mở lỗ chân lông và loại bỏ thấp khí trong cơ thể.

4. Hạ nhiệt và nâng cao tinh thần

Khi thời tiết nóng bức chúng ta sẽ có triệu chứng ra nhiều mồ hôi. Lúc này có thể dùng gừng để làm hạ nhiệt và sảng khoái tinh thần.

Nếu bạn có các triệu chứng say nắng, chóng mặt, tim đập nhanh và tức ngực, v.v, thì ăn canh gừng với lượng thích hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Gừng thường có trong bài thuốc chữa say nắng của Trung y.

Lợi ích của việc thoa gừng vào lòng bàn chân

shutterstock 1484522300
(Ảnh: Anukoolm/ shutterstock)

Kiên trì thoa gừng vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ trong 1 tuần sẽ mang đến nhiều thay đổi:

1. Cải thiện chứng mất ngủ

Đối mặt với ảnh hưởng của áp lực kinh tế và cuộc sống trong một thời gian dài, chúng ta sẽ gặp những rối loạn cảm xúc và phản ứng thần kinh căng thẳng tinh thần quá mức.

Lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái tinh thần của cá nhân. Hơn nữa còn xuất hiện tâm lý e ngại nhất định trước những điều mới lạ và làm giảm hiệu quả công việc. Từ đó dẫn tới tình trạng khó chịu và suy giảm sức đề kháng.

Theo lời khuyên của bác sĩ, trong khi dùng thuốc an thần để xoa dịu triệu chứng mất ngủ, bạn cũng có thể đắp gừng vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ 25 phút để kích thích các huyệt ở lòng bàn chân, thúc đẩy tuần hoàn máu ở chi dưới. Điều này sẽ giúp đạt được hiệu quả ổn định tinh thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2. Giảm cân

béo phì
(Ảnh minh họa: New Africa/Shutterstock)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì, ngoài việc ăn quá nhiều đồ ăn vặt, không tập thể dục, thì còn có thể do cơ thể quá ẩm.

Một lượng lớn độ ẩm trong cơ thể tích tụ lâu ngày sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, khiến các chức năng trao đổi chất hoạt động rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình thải rác và chất độc trong cơ thể. Từ đó làm tác động nghiêm trọng đến các cơ quan và mô.

Đồng thời, phần lớn độc tố sẽ tích tụ trên bề mặt da, dẫn đến béo phì, da vàng sậm và các hiện tượng khác. Vì vậy, bạn có thể sử dụng gừng bôi lòng bàn chân để loại bỏ độ ẩm trong cơ thể, sau đó kết hợp với việc kiểm soát chế độ ăn uống hoặc tập thể dục để giảm cân.

3. Giảm triệu chứng đau bụng kinh

Đối với một số phụ nữ, đau bụng kinh là một trạng thái rất “khủng khiếp”. Một số cô gái đau bụng kinh đến mức sắc mặt tái nhợt, một số khác thậm chí còn phải dùng thuốc để giảm đau.

Do đó, trước tình trạng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể chà xát lòng bàn chân bằng gừng. Gừng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh lạc, rất có lợi cho phụ nữ.

Gừng là thực phẩm có tính nóng, có tác dụng xua tan tính lạnh trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe buồng trứng của phụ nữ. Vì vậy, ngay cả khi không có kinh nguyệt, bạn cũng có thể đắp gừng vào lòng bàn chân để bảo vệ tử cung và buồng trứng trong thời gian dài, đồng thời có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng đau bụng kinh.

4. Loại bỏ cảm lạnh

Mỗi khi mùa hè nóng bức đến, ai cũng thích uống nước lạnh và ở trong phòng điều hòa. Mặc dù mát và giải nhiệt tức thì nhưng lâu ngày sẽ tích tụ nhiều khí lạnh trong cơ thể. Nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài chắc chắn sẽ dẫn đến hàng loạt bệnh tật do ẩm ướt và lạnh quá mức.

Trung y cho rằng gừng có vị cay nồng, có thể làm dịu bên ngoài và xua tan cảm lạnh bên trong. Cho nên nếu cơ thể tích tụ quá nhiều khí lạnh ẩm ướt, thì trước khi đi ngủ có thể đắp gừng lên chân, từ đó mang đến tác dụng thúc đẩy bài tiết mồ hôi và tiêu trừ khí lạnh.

Cách xoa lòng bàn chân bằng gừng

shutterstock 1965680788
(Ảnh: Miriam Doerr Martin Frommherz/ Shutterstock)

Sau khi bôi gừng lên lòng bàn chân, hãy xoa bóp để đả thông các mạch lạc, từ đó giúp gừng phát huy hết tác dụng của nó. Tốt nhất là làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trước tiên cạo sạch vỏ gừng, thái thành lát mỏng rồi xoa nhẹ vào lòng bàn chân từ 10 đến 15 lần cho đến khi lòng bàn chân chuyển sang màu hồng đỏ.

Tuy nhiên hãy cẩn thận và không sử dụng quá nhiều lực, vì có thể gây ra các triệu chứng như đỏ và sưng. Gừng chà xát lòng bàn chân sẽ giúp trừ lạnh giữ ấm rất hiệu quả, đồng thời cũng có thể kịp thời loại bỏ độ ẩm trong cơ thể và có tác dụng đặc biệt như giảm cân.

Một số tác dụng khác của gừng trong cuộc sống thường nhật

Ngoài những lợi ích chữa bệnh hiệu quả, gừng còn mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống như:

1. Chống say tàu xe

Đây là một phương thuốc tốt cho những người thường xuyên bị say tàu xe. Mỗi lần đi xe buýt, họ cảm thấy khó chịu, cảm giác những thứ trong bụng sắp trào ra ngoài.

Lúc này, một miếng gừng sẽ cứu nguy cho chúng ta. Trước khi ra ngoài, hãy ăn một miếng gừng để giảm cảm giác buồn nôn do xe lắc. Thậm chí lần sau bạn sẽ không còn bị say xe nữa!

2. Gội đầu

Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng gừng để kích thích mọc tóc và ngăn rụng tóc tại nhà. Sau khi gội đầu, cắt gừng thành lát mỏng và đắp trực tiếp lên da đầu.

Gingerol và các thành phần khác trong gừng có thể giúp lưu thông máu ở da đầu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đối với người bị rụng tóc, bạc tóc thì có tác dụng kích thích mọc tóc mới, giảm ngứa da đầu và giúp chân tóc chắc khỏe.

3. Ngâm chân

shutterstock 1388367302
(Ảnh minh họa: RasaSopittakamol/ Shutterstock)

Dùng nước trà gừng để ngâm chân đều có tác dụng rất tốt. Nếu đứa trẻ ở nhà bị cảm lạnh và không muốn uống thuốc hoặc tiêm thì bạn có thể dùng nước trà gừng để ngâm chân.

Xoa bóp huyệt Dũng Tuyền trong khi ngâm chân, có thể phát huy tác dụng xua tan ẩm ướt và cảm lạnh, đồng thời cũng có thể làm giảm mệt mỏi về thể chất.

Dung Tuyen
Huyệt Dũng Tuyền. (Ảnh: Ngo Thi Thuy Linh/ Shutterstock)

4. Khử mùi tủ lạnh

Trực tiếp rải các lát gừng vào trong tủ lạnh, vì gừng có chứa gingerol, zingiberene, axit hữu cơ và các chất khác, do đó có thể oxy hóa các phân tử mùi, để loại bỏ mùi đặc biệt của tủ lạnh.

Ngọc Diệp

Theo Đường y sinh – Trò chuyện khoa học