Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới, người bị thiếu máu thường chóng mặt, sắc mặt xanh xao và ra mồ hôi lạnh do nguồn cung cấp máu không đủ. Thậm chí thiếu máu có thể dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan nội tạng và gây lão hóa sớm.

thực phẩm bổ máu
Ảnh minh họa từ Shutterstock

Nên ăn gì để giúp bổ sung máu? Nhiều người nghĩ rằng nguyên nhân gây thiếu máu là do chỉ ăn rau mà không ăn thịt, nhưng trong thực tế không phải vậy, có nhiều thức ăn thực vật không chỉ chứa sắt, β-carotene và chất dinh dưỡng khác, mà còn dễ tiêu hóa, là nguồn thực phẩm rất phù hợp bổ sung máu. Dù cho người thường xuyên ăn chay, nhưng chỉ cần biết kết hợp đúng cách trong chế độ ăn uống là có thể tránh được bị thiếu máu.

Dưới đây là một số loại thực phẩm phổ biến có thể giúp bổ sung máu, làm cho sắc mặt trở nên hồng hào, xin đừng bỏ qua!

1. Mía

Mía là cây được khá nhiều người ưa thích, chứa một lượng lớn nguyên tố vi lượng, bao gồm sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan… trong đó hàm lượng sắt cao nhất là 9 mg/kg, chiếm vị trí quán quân trong các loại trái cây, vì thế mà được mệnh danh là “quả bổ máu”. Tuy nhiên, từ quan điểm Đông y, mía tính lạnh, người tỳ vị hư hàn hạn chế ăn.

2. Bí đỏ

Danh y triều đại nhà Thanh là Trần Tu Viên (Chen Xiuyuan) ca ngợi bí đỏ là “siêu phẩm bổ máu”. Bí đỏ giàu protein, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, coban, phốt pho…, trong đó coban là một trong những thành phần quan trọng cấu thành vitamin B12, có thể giúp các tế bào hồng cầu trong máu hoạt động bình thường; kẽm sẽ trực tiếp ảnh hưởng trưởng thành chức năng tế bào hồng cầu; sắt là một trong những nguyên tố vi lượng cơ bản sản xuất hemoglobin, toàn bộ là chất dinh dưỡng rất tốt cho bổ máu.

3. Nho

Nho rất giàu canxi, phốt pho và sắt, cũng như một loạt các vitamin và axit amin, là nguồn bổ dưỡng lý tưởng cho người già, phụ nữ, người suy nhược thiếu máu và mệt mỏi; đối với phụ nữ mang thai có thể ăn nhiều, không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho bào thai, cũng giúp cho phụ nữ mang thai trông hồng hào hơn, giúp máu lưu thông tốt hơn, trường hợp bị kẹt không thể mua được nho tươi thì có thể dùng nho khô thay thế.

4.Táo đỏ

thực phẩm bổ máu
Táo đỏ hay còn gọi là táo tàu (Ảnh từ internet)

Táo đỏ giàu vitamin, fructose và các loại axit amin khác nhau. Từ góc nhìn Đông y, táo đỏ tính ấm, giúp dưỡng máu bổ máu, cải thiện tuần hoàn máu. Các nghiên cứu dược lý đã phát hiện, một số thành phần nhất định trong táo đỏ giúp tăng hàm lượng hồng cầu trong máu, tăng cường chức năng tạo tủy xương, làm sắc mặt hồng hào. Dùng kết hợp long nhãn không chỉ bổ máu dưỡng khí, còn giúp dưỡng nhan làm đẹp.

5. Củ cải

Người Nhật gọi củ cải là “nhân sâm”. Củ cải rất giàu beta-carotene, loại chất tuyệt vời cho bổ máu. Có thể hầm canh với nhiều củ cải dùng như món súp ngoài bữa ăn thông thường để bổ sung tốt hơn.

6. Long nhãn

thực phẩm bổ máu
Long nhãn sấy (Ảnh từ internet)

Long nhãn là nguồn thực phẩm bổ sung máu nổi tiếng. Long nhãn có chứa vitamin A, B, glucose, và sucrose, cũng rất giàu chất sắt. Canh long nhãn là nguồn bổ máu rất tốt cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất, ngoài việc bổ dung dựa vào thức ăn hoặc dùng viên sắt bổ sung sắt, cũng nên chú ý đến nguyên nhân trực tiếp nhất gây tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, chẳng hạn như ra kinh quá nhiều, loét dạ dày tá tràng, hấp thu không tốt, mang thai, người thường xuyên thiếu máu…, tùy theo nguyên nhân khác nhau để chọn phương pháp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu cũng rất quan trọng.

Thanh Xuân

Xem thêm: