Y học cổ truyền Trung Hoa coi trọng dương khí, chính là năng lượng sống, đóng vai trò trọng yếu đối với sự vận hành của khí huyết trong cơ thể người. Nếu bị thiếu hụt quá nhiều dương khí cơ thể người sẽ rất dễ bị bệnh tật tấn công.

shutterstock 1989189218
(Nguồn: Robert Kneschke/ Shutterstock)

Nhiều người ít quan tâm về y học cổ truyền, không để ý giữ gìn khiến cơ thể dần dần bị hao tổn dương khí, đến khi xuất hiện vấn đề mới hiểu được tầm quan trọng của dương khí. Dương khí chính là năng lượng, là cội nguồn tạo nên nền tảng vững chắc cho cơ thể con người, do vậy, tốt nhất nên tránh những việc làm tổn hại đến dương khí.

Một số nguyên nhân khiến dương khí không vượng:

  1. Lối sống

Ngày càng có nhiều người dương khí không đủ, điều này khiến chúng ta nhận ra rằng có vấn đề về lối sống. Bởi vì nếu chỉ có một vài người gặp vấn đề dương khí thiếu hụt thì có thể liên quan đến cơ địa cá nhân của họ nhưng nhiều người cùng gặp các vấn đề giống nhau, liệu có phải là do lối sống của họ chưa hợp lý?

Lối sống chưa hợp lý, chủ yếu về chế độ ngủ, nghỉ, ăn uống, luôn thích ăn đồ cay hoặc thích ăn đồ hàn lạnh. Vị cay kích thích ăn quá nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị và dạ dày, khi tỳ vị hư nhược dễ làm tổn thương dương khí.

Ăn quá nhiều đồ hàn lạnh sẽ làm tăng lượng hàn khí (khí lạnh) trong cơ thể, điều này cũng sẽ dẫn đến dương khí bị hao tổn. Hàn khí và dương khí là đối lập nhau, nếu bên này được tăng cường, bên kia sẽ bị tiêu hao, tiêu hao càng nhiều thì càng nhanh bị thiếu hụt.

Về giấc ngủ, thường là do thức khuya, cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm sút. Mà quan trọng hơn là nội tạng không được nghỉ ngơi và phục hồi, mức tiêu hao dương khí cũng sẽ tăng lên. Hơn nữa bản thân ban đêm rất dễ tiêu hao dương khí. Tại sao lại ngủ đêm, chính là để tránh tiêu hao, cũng là để bù đắp dương khí, sau một đêm nghỉ ngơi, dương khí sẽ dần dần được bổ sung.

  1. Giữ ấm không phù hợp
giu am
Mặc ấm vào mùa đông để giữ gìn dương khí. (Nguồn: Shutterstock)

Vào mùa đông, dương khí dễ bị thất thoát ra ngoài, nếu không giữ ấm tốt, hàn khí cũng sẽ dễ xâm nhập lượng nhiều vào cơ thể, điều này báo hiệu dương khí trong cơ thể sẽ bị hao hụt. Đặc biệt là ở vùng đầu, chân và bàn chân, nơi không có đủ mô mỡ, khả năng chống chọi với cái lạnh sẽ yếu, nếu giữ ấm không tốt thì hàn khí sẽ dễ dàng xâm nhập vào.

Cách để bổ sung dương khí bị thiếu hụt

  1. Phơi lưng dưới ánh nắng mặt trời
EpochTimes 9A6A7203 700x420 1
Ánh sáng mặt trời ấm áp có thể từ sau lưng truyền nhiệt vào cơ thể, hàn khí trong cơ thể sẽ dần dần bị tống ra ngoài, sau đó dương khí sẽ từ từ tăng lên. (Ảnh: học viên Pháp Luân Công luyện công dưới ánh nắng ấm áp tại Capitol Hill hôm 18/7/2019. – Nguồn: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Trên lưng có rất nhiều huyệt đạo, muốn bổ sung dương khí thì cần thường xuyên để phần lưng được ánh nắng chiếu vào, từ đó giúp điều hòa kinh lạc vùng lưng và kích thích các huyệt đạo tương ứng. Hơn nữa, ánh sáng mặt trời ấm áp có thể từ sau lưng truyền nhiệt vào cơ thể, hàn khí trong cơ thể sẽ dần dần bị tống ra ngoài, sau đó dương khí sẽ từ từ tăng lên.

Nên phơi lưng dưới ánh nắng mặt trời vào lúc 7 giờ đến 9 giờ sáng trong khoảng 20 phút. Nếu là mùa đông, cũng không cần tuân theo khoảng thời gian này, chỉ cần có nắng là có thể đi phơi nắng bởi vì ánh nắng vào mùa đông không quá gắt.

  1. Tập thể dục thường xuyên
tap the duc voi con 1
Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho việc cải thiện dương khí. (Ảnh: Shutterstock)

Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho việc cải thiện dương khí, trong quá trình tập luyện thể lực được nâng cao, khí huyết lưu thông thông suốt, đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng, dương khí có thể dần dần được bổ sung.

  1. Bấm và xoa huyệt
bam huyet dung tuyen tri dut con ho 1
Huyệt Dũng Tuyền (Ảnh công cộng)

Cơ thể con người có hàng trăm huyệt vị, mỗi huyệt vị lại tương ứng với tạng phủ (tim, gan, lá lách, phổi, thận gọi là tạng; dạ dày, đại tràng, ruột non, bàng quang gọi là phủ). Chức năng tạng phủ tốt hay xấu sẽ dẫn đến tác động tương ứng cho việc bổ sung dương khí. Các huyệt vị nối với tạng phủ quan trọng nếu được thường xuyên ấn huyệt và xoa bóp có thể giúp tăng cường dương khí, điều chỉnh tạng phủ.

Hàng ngày có thể ấn và day 3 huyệt là Dương Trì, Quan Nguyên và Dũng Tuyền, thực hiện khoảng 10 phút cho mỗi huyệt trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện dương khí của cơ thể.

  1. Ôn dưỡng dương khí
nhan sam 1
Nhân sâm là loại dược liệu có tính ấm. (Ảnh: Shutterstock)

Ôn ở đây dùng để chỉ các loại thức ăn hoặc các dược liệu có tính ấm. Thức ăn có tính ấm như bí đỏ, tỏi tây, gạo nếp, thịt cừu, tôm sông và nội tạng động vật có thể thêm vào trong chế độ ăn.

Dược liệu có tính ấm là nhân sâm và hoàng kỳ. Có thể dùng các dược liệu này để ngâm nước uống hoặc ngâm chân, tắm, nếu kiên trì trong thời gian dài có thể xua đi cảm lạnh trong người và dần dần tăng cường dương khí.

Thiếu dương khí có hại cho sức khỏe, để giảm thiểu bệnh tật xảy ra, hãy cố gắng hết sức tránh các việc gây tổn hại đến dương khí. Nếu thấy dương khí không đủ, cần bổ sung kịp thời.

VIDEO: 4 dấu hiệu cho thấy dương khí của bạn không vượng

Liên Tâm/ Vision Times