Từ góc nhìn Đông y, con người là có nhiệt độ cơ thể ổn định, vì thế trạng thái quá nóng hoặc quá lạnh đều làm cơ thể khó chịu. Đông y cho rằng khí huyết phải cân bằng âm dương, cho rằng “máu vận hành tốt khi ấm áp, ngưng tụ khi lạnh giá”, vì thế đồ ăn uống quá lạnh có thể dẫn đến khí huyết ngưng trệ, ảnh hưởng xấu đối với cơ thể.

nuoc da lanh
Dùng thức uống trong trạng thái quá lạnh có thể dẫn đến khí huyết ngưng trệ, ảnh hưởng xấu cho cơ thể (Ảnh: Shutterstock)

Gây tổn thương lá lách, dạ dày, thận

Vì đồ lạnh trong trạng thái nhiệt độ khá thấp, khi vừa dùng tưởng như sẽ cảm thấy cơ thể “hạ hỏa ngay lập tức”, nhưng trên thực tế dùng đồ uống lạnh không chỉ không thể giải nhiệt được mà trái lại còn làm tổn thương lá lách, dạ dày, thận. Lá lách ưa khô kỵ ẩm, dạ dày ưa ấm kỵ mát, và thận ưa ấm kỵ lạnh. Những đồ ăn uống quá lạnh khác dễ làm tổn thương phần dương lá lách và dương dạ dày, làm suy yếu dương khí cơ thể; dùng quá nhiều đồ uống lạnh sẽ làm loãng dịch dạ dày, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, bụng sinh đầy hơi; đồ uống lạnh và thực phẩm lạnh khác cũng dễ làm thận nhiễm lạnh, tăng gánh nặng cho thận. Sách “Bản thảo cương mục” của Trung Quốc có ghi lại chuyện Tống Huy Tông (1082 – 1135) hay bị tiêu chảy, trị mãi không khỏi, nguyên nhân vì ông hay dùng đồ uống lạnh làm thương tổn dương khí, dẫn đến lá lách và dạ dày bị hư hàn.

Chuyên gia bệnh thận của Trung Quốc là Trâu Vân Tường (Zou Yunxiang) đã đưa ra một quy tắc buộc các thành viên gia đình phải thực hiện: không được dùng đồ uống lạnh. Đối với đa số những người quen sử dụng đồ lạnh để giải nhiệt, quy tắc này có phần bất cận nhân tình. Nhưng không thể phủ nhận thực tế thân tâm khỏe mạnh và khí sắc trẻ trung lâu dài của những thành viên gia đình chuyên gia Trâu Vân Tường, chắc hẳn có liên quan đến tuân thủ nghiêm quy tắc truyền thống gia đình này.

Về ảnh hưởng của đồ uống lạnh đối với cơ thể, vì thể chất mỗi người mỗi khác nên ảnh hưởng cũng không giống nhau, có người có thể ít bị ảnh hưởng, trong khi có người phải thật cẩn thận. Người thể chất dương hư, đàm ẩm, ứ máu thì dùng thức uống lạnh sẽ gây tổn hại hoặc ức chế dương khí, làm tăng ẩm lạnh trong cơ thể; người thể chất ẩm và khí hư cũng không thích hợp uống nhiều thức uống lạnh; đặc biệt người thiếu sinh khí rất nhạy cảm với đồ lạnh.

Ngoài sự khác biệt về thể chất, người già dạ dày hư yếu dùng đồ lạnh sẽ dễ tiêu chảy, tốt nhất là không uống đồ uống lạnh; đối với trẻ em đang ở giai đoạn dương khí hoàn thiện dần, dùng nhiều đồ uống lạnh sẽ làm tổn hại dương khí, gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng phát dục.

Thực phẩm giải nhiệt cho mùa hè

Mùa hè nóng bức, thay vì thường xuyên dùng thức uống lạnh không tốt cho thân thể, hãy dùng những thực phẩm thanh nhiệt giải độc như: chuối tiêu, dưa hấu, cần tây, bắp cải, rau dền, giao bạch, mướp đắng, dưa chuột, sơn trà, lê, kê, đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, lúa mì. Những thực phẩm vị đắng tính mát giúp giải nhiệt, vì thế có thể tăng cường bổ sung thực phẩm vị đắng như mướp đắng, rau đắng; cháo hoa lily, hoa sen, giúp giải nhiệt rất tốt; thịt vịt, máu vịt tính mát, dinh dưỡng cao, bồi bổ hợp lý là rất tốt giúp nhiệt mùa hè.

Thức uống thanh nhiệt cho mùa hè

  1. Canh ba lá: lá sen tươi, lá tre, lá bạc hà, nấu cùng nước sôi, để nguội đến nhiệt độ bình thường (15 – 25 độ C), uống thay trà.
  2. Trà ba hoa: hoa kim ngân, hoa cúc trắng, hoa hồng, mỗi loại từ 3 đến 5 gram, đun sôi trong nước, để nguội đến nhiệt độ bình thường uống thay trà.
  3. Trà tham mạch: thái tử tham (pseudostellaria heterophylla), mạch môn, lúa mạch rang, đun cùng nước sôi, uống giúp bổ khí dưỡng âm, khai vị giải nhiệt…
  4. Mật ong, hoa kim ngân, tuyết lê

Nguyên liệu: 250g tuyết lê, 30g hoa kim ngân, 20g mật ong.  

Cách làm:

  1. Rửa sạch hoa kim ngân trước, cho vào nồi, nghiền nhỏ.
  2. Rửa sạch tuyết lê, để cả vỏ cắt lát nhỏ, trộn cùng hoa kim ngân, cho vào nồi hầm, thêm nước vừa dùng, đun sôi trong 20 phút và dùng miếng gạc sạch lọc lấy nước trong, bỏ cặn, cho nước đã lọc vào vật chứa, cho mật ong vào trong khi còn nóng, trộn đều là dùng được.

Hiệu quả: thanh nhiệt tiêu đờm, phòng ngừa ung thư phổi, ho nhiều đờm, đờm đặc vàng dùng ngày hai lần vào sáng và tối.

Thanh Xuân

Xem thêm: