Các nước trên thế giới đều hy vọng thông qua tiêm chủng vắc-xin trên diện rộng để chống lại dịch virus corona mới lây lan, đạt được miễn dịch cộng đồng. Hiện tại trên thế giới có 2 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin lớn nhất, có khoảng 60% người dân đã tiêm, nhưng dịch bệnh đã có những biến đổi gần như trái ngược. 

shutterstock 1766547584
(Nguồn: BaLL LunLa/ Shutterstock)

Israel: Từ tháng Một dịch bệnh nhanh chóng giảm

Sau khi vắc-xin virus corona mới đưa đưa ra thị trường, Israel đã bắt đầu nhanh chóng tiêm chủng toàn dân. Hiện tại, Israel là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao thứ hai trên thế giới. 

Dịch bệnh tại nước này bắt đầu liên liên tiếp và nhanh chóng giảm từ tháng Một. 

Vắc-xin chính mà Israel sử dụng là vắc-xin của Pfizer, đồng thời cũng phê duyệt vắc-xin của Moderna. Hiện tại có 58,8% dân số đã hoàn thành tiêm 2 mũi. Số lượng ca xác nhận lây nhiễm mỗi ngày từ gần 10.000 ca vào cao điểm tháng Một đã giảm xuống đến nay chỉ có 50 đến dưới 100 ca, gần như đang có xu hướng về 0. Quốc gia này cũng liên tiếp công bố báo cáo tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin trên các tạp chí y học quốc tế như The Lancet. 

Từ đầu tháng Hai, Israel bắt đầu phân giai đoạn để gỡ bỏ phong tỏa. Đến trung tuần tháng Ba, đã hoàn toàn gỡ bỏ phong tỏa, sau đó tiếp tục hủy bỏ hạn chế đeo khẩu trang bên ngoài, trường học cũng lần đầu tiên mở cửa trở lại kể từ tháng Chín năm ngoái. 

Cộng hòa Seychelles: Quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, dịch bệnh nghiêm trọng cũng đứng đầu thế giới

Hiện tại, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất là Seychelles, có hơn 60% dân số đã tiêm mũi vắc-xin thứ hai. 

Seychelles là quốc đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương. Quốc gia này chủ yếu sử dụng vắc-xin của Trung Quốc. Trong đó, 57% đã tiêm vắc-xin của Sinopharm, 43% đã tiêm vắc-xin của AstraZeneca. 

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, dịch bệnh tại quốc gia này lại nhanh chóng tăng. Bệnh viện ở thủ đô Victoria chật người bệnh, chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp hạn chế di chuyển và gấp rút xây dựng các trung tâm điều trị tạm thời.

Theo thống kê của dự án dữ liệu ‘Our World in Data’ của Đại học Oxford, ngày 12/5, cứ mỗi 1 triệu người ở Seychelles thì có 2.613 người nhiễm virus corona mới, tỷ lệ đứng đầu thế giới. Trong khi tại Ấn Độ, nơi có dịch bệnh hiện nghiêm trong nhất thì cứ mỗi 1 triệu người mới có 272 nhiễm.

Theo bộ y tế Seychelles, trong số người nhiễm virus thì có 37% đã hoàn thành 2 mũi tiêm chủng vắc-xin.

Dịch bệnh tại Seychelles đã khiến người dân lo lắng về tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin của Sinopharm Trung Quốc. Theo New York Times đưa tin, báo cáo ban đầu của Seychelles cho thấy, tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin của Sinopharm tại quốc gia này là 50%.

Sau khi vắc-xin của Sinopharm Trung Quốc được ra mắt đã liên tục gây tranh cãi. Nguyên nhân chủ yếu là số liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vẫn không được công bố đầy đủ, bao gồm cả tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin đối với virus biến chủng, lực bảo vệ liên tục, tính an toàn đối với người lớn tuổi và những người có các bệnh nền chủ yếu, giám sát kiểm tra tính an toàn sau khi tiêm chủng, thiếu lượng lớn dữ liệu chi tiết. 

Một số chuyên gia lo lắng rằng vắc-xin của Sinopharm Trung Quốc có thể không cách nào cung cấp một con đường rõ ràng để thực hiện miễn dịch cộng đồng. Ngoài ra, khi các nơi trên thế giới liên tiếp xuất hiện virus biến chủng, tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin đối với virus biến chủng cũng vô cùng quan trọng. Chuyên gia vắc-xin John Moore của Đại học Cornell trả lời phỏng vấn của New York Times đã nói rằng chính phủ cần nhắc nhở người dân sau khi tiêm chủng vắc-xin của Sinopharm rồi “vẫn có khả năng bị lây nhiễm tương đối cao”. 

Tuy nhiên, ông Sylvestre Radegonde, Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Du lịch Seychelles cho biết, một phần nguyên nhân khiến số ca nhiễm tại Seychelles tăng mạnh là do người dân lơi lỏng cảnh giác. 

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tuần trước cũng đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc-xin của Sinopharm Trung Quốc. Người đứng đầu về miễn dịch và vắc-xin của WHO, bà Kate O’Brien cho biết đang đánh giá nguyên nhân dịch bệnh tăng mạnh tại Seychelles, đồng thời bà cũng nói tình hình dịch bệnh “phức tạp”. 

Theo Lý Giai, Epoch Times

Xem thêm: