Hôm thứ Ba (ngày 13/7), tờ Wall Street Journal đưa tin, hiện có nhiều quốc gia tỏ ra dè dặt về việc liệu vắc-xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất có thể có tác dụng phòng vệ trước biến thể Ấn Độ (Delta) rất dễ lây lan hay không?

shutterstock 1977290582
(Nguồn: TY Lim/ Shutterstock)

Cả Indonesia và Thái Lan đều thông báo rằng họ sẽ tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin của phương Tây cho cho các nhân viên y tế từng nhận vắc-xin Sinovac của Trung Quốc trước đó.

Bộ Y tế Thái Lan cho biết hôm thứ Hai (ngày 12/7), các nhân viên y tế đã được tiêm hai liều vắc-xin Sinovac sẽ được tiêm liều thứ ba với vắc-xin do Pfizer và BioNTech hoặc AstraZeneca sản xuất. Những người mới chỉ tiêm liều đầu tiên bằng vắc-xin Sinovac sẽ được tiêm AstraZeneca ở liều thứ hai. Được biết, khoảng 97% nhân viên y tế ở Thái Lan đã được tiêm vắc-xin Sinovac trước đó.

Tuần trước, Indonesia cho biết họ sẽ tiêm nhắc lại bằng vắc-xin Moderna cho các nhân viên y tế. Theo Bộ Y tế Indonesia và nhóm bác sĩ, khoảng 90% nhân viên y tế của nước này đã được tiêm hai liều vắc-xin Sinovac trước đó, nhưng hàng trăm người vẫn bị lây nhiễm, dẫn đến việc giảm nhân nhân lực y tế, trong khi đây là thời điểm đang gia tăng các ca nhiễm.

Bahrain, quốc đảo thuộc Vịnh Ba Tư, cho biết vào tháng Sáu rằng họ đã bắt đầu tiêm các mũi tăng cường vắc-xin Pfizer cho một số cư dân nhạy cảm đã tiêm hai liều vắc-xin y tế do Trung Quốc sản xuất.

Chủng biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, hiện đã lan sang ít nhất 98 quốc gia và được cho là dễ lây lan hơn các phiên bản trước đó.

Tập đoàn Sinovac Biotech hiện đang nghiên cứu tác dụng bảo vệ của vắc-xin chống lại chủng Delta, nhưng chưa đưa ra bất kỳ dữ liệu nào.

Một nghiên cứu gần đây của Anh cho thấy vắc-xin do Pfizer và AstraZeneca sản xuất rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do chủng Delta gây ra, nhưng khả năng bảo vệ tổng thể chống lại sự lây nhiễm có thể bị giảm. Một nghiên cứu khác về vắc-xin Pfizer được thực hiện ở Israel cũng đưa ra kết luận tương tự.

Sự thay đổi trong chính sách y tế khiến Thái Lan trở thành quốc gia mới nhất tỏ ra dè dặt về việc liệu vắc-xin Trung Quốc có tác dụng đủ tốt để bảo vệ nhân viên y tế chống lại biến thể Delta hay không?

Nhân viên y tế là những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất. Một y tá đã được tiêm phòng nhưng tử vong vào tuần trước, và sở y tế Thái Lan sau đó tiết lộ rằng từ tháng Tư đến tháng Bảy, hàng trăm nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh, điều này đã khiến dư luận bất bình.

Các quan chức Thái Lan nhấn mạnh rằng 618 người nhiễm bệnh chỉ bằng 0,1% số nhân viên y tế được tiêm hai liều vắc-xin Sinovac, và tổng số 677.000 nhân viên y tế đã được tiêm. Trong số những người bị nhiễm bệnh, chỉ có 2 người bị bệnh nguy kịch, một trong số đó là y tá đã tử vong và người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.

Chính phủ Thái Lan vẫn đang điều tra nguyên nhân cái chết của nữ y tá. Nhưng người dân Thái Lan đã kêu gọi sử dụng nhiều vắc-xin bảo vệ hơn. Một số người bày tỏ sự tức giận trên mạng và tham gia các chiến dịch truyền thông xã hội kêu gọi Thái Lan nhập khẩu vắc-xin mRNA, chẳng hạn như vắc-xin do Pfizer và Moderna sản xuất.

Theo Our World in Data, khoảng 4,7% trong số 69 triệu người Thái Lan đã được tiêm chủng đầy đủ. 15% những người từ 60 tuổi trở lên và 18% những người có tiền sử bệnh sử dụng ít nhất một liều.

Thái Lan đang trải qua đợt bùng phát thứ 3 và nghiêm trọng nhất. Mặc dù số ca nhiễm virus Trung Cộng (virus Vũ Hán, virus corona mới) vẫn ở mức thấp trong hầu hết năm ngoái, nhưng đã tăng nhanh trong những tháng gần đây. Hiện tại, số ca mắc mới mỗi ngày thường lên tới vài nghìn.

Cho đến nay, Thái Lan đã ghi nhận hơn 350.000 ca nhiễm được xác nhận và 2.847 ca tử vong.

Trước tháng Bảy, Thái Lan chủ yếu lan truyền chủng alpha được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, nhưng ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, chủng delta đã trở thành chủng chính mới và nó có thể sớm vượt qua ảnh hưởng của chủng alpha trong nước.

Indonesia hiện cũng đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm quy mô lớn do chủng delta gây ra, với số ca mắc và tử vong được xác nhận liên tục đạt mức cao mới. Khoảng 5,5% trong tổng số 270 triệu người dân nước này đã được tiêm chủng.

Theo nhóm giảm thiểu rủi ro COVID-19 của Hiệp hội Y tế Indonesia, từ tháng Hai đến tháng Sáu, ít nhất 20 bác sĩ Indonesia được tiêm đầy đủ vắc-xin Sinovac đã tử vong vì COVID-19. Hiệp hội cho biết trong số 48 bác sĩ đã chết vì COVID-19 vào tháng trước, ít nhất 10 người cũng đã được tiêm đầy đủ vắc-xin Sinovac.

Theo WSJ

Xem thêm: