Theo tờ The Epoch Times đưa tin, một báo cáo vào ngày 16/8 cho biết, 514 bệnh nhân trên khắp Israel hiện đang nhập viện với các triệu chứng của COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) nghiêm trọng hoặc nguy kịch, gần 60% trong số họ đã được tiêm chủng đầy đủ.

shutterstock 1806080062
(Nguồn: Gil Cohen Magen/ Shutterstock)

Số liệu này được báo cáo khi các bác sĩ liên tục tìm hiểu những bệnh nhân được tiêm chủng nào dễ bị bệnh nặng nhất, trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về các trường hợp vắc-xin COVID-19 cung cấp ít khả năng bảo vệ chống lại các dạng bệnh nghiêm trọng.

Tạp chí Khoa học (Science) báo cáo, nhà thông tin sinh học Uri Shalit của Viện Công nghệ Israel (Israel Institute of Technology) cho biết: “Có rất nhiều bệnh nhân là lây nhiễm đột phá [tiêm vắc-xin rồi vẫn nhiễm], họ chiếm đại đa số. Hầu hết các những bệnh nhân nhập viện trên thực tế đã được tiêm phòng trước đó.”

Đối với phần lớn bệnh nhân bị lây nhiễm đột phá, khoảng 87% từ 60 tuổi trở lên và đã tiêm 2 liều vắc-xin ít nhất 5 tháng trước. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy “các trường hợp đột phá” không phải là một sự kiện hiếm hoi như ngụ ý của chính thuật ngữ này.

Ông Noa Eliakim-Raz, người đứng đầu khoa COVID-19 tại Trung tâm Y tế Rabin ở Petah Tikva, cho biết phần lớn bệnh nhân đã tiêm vắc-xin phải nhập viện đều lớn tuổi, không khỏe mạnh, bị hạn chế khả năng vận động và đã được điều dưỡng chăm sóc trước khi bị nhiễm virus.

Israel là một trong những quốc gia có mức độ tiêm chủng cao nhất thế giới, khoảng 5,4 triệu người được tiêm chủng đầy đủ, chiếm 78% dân số từ 12 tuổi trở lên. Đại đa số mọi người đã được chủng ngừa bởi vắc-xin Pfizer. Tuy nhiên, quốc gia này là một trong những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trên thế giới. Với sự lây lan của biến thể Ấn Độ Delta, có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng miễn dịch vắc-xin đang suy yếu.

Kể từ giữa tháng Bảy, số ca nhiễm mới ở Israel liên tục tăng. Các quan chức y tế tiết lộ rằng theo báo cáo, hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh xảy ra ở trẻ em chưa được tiêm chủng, và chỉ ra rằng những trẻ em chưa được tiêm chủng vẫn có nhiều khả năng phải nhập viện hoặc tử vong.

Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư (18/8) rằng 3 nghiên cứu mới nhất cho thấy hiệu quả của vắc-xin COVID-19 trong việc ngăn ngừa lây nhiễm sẽ suy giảm theo thời gian. Mặc dù hiệu quả ngăn ngừa tử vong và nhập viện vẫn đang “được duy trì tốt”, nhưng hiệu quả của vắc-xin trong việc ngăn ngừa bệnh nặng hoặc tử vong đang “dần suy yếu.”

Bà Walensky cho biết: “Mặc dù vắc-xin của chúng tôi hiện có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhập viện, nhưng chúng tôi đang thấy bằng chứng liên quan đến việc theo thời gian, hiệu quả của vắc-xin đang giảm dần, và tác dụng chống lại các biến thể Delta cũng yếu dần.”

Xem xét số lượng người ở Israel đã được tiêm chủng đầy đủ và sự lây lan của biến thể Delta, các trường hợp đột phá là không thể tránh khỏi. Giờ đây, nó đã trở thành chủ đề trọng tâm của cuộc thảo luận toàn cầu, đó là, liệu một quốc gia có dân số đã được tiêm chủng chiếm tỷ lệ cao có nên tiêm vắc-xin tăng cường COVID-19 hay không, và cần tiêm cho những ai.

Bắt đầu từ tháng Bảy, Israel bắt đầu cung cấp liều vắc-xin tăng cường cho những người từ 60 tuổi trở lên, và kể từ đó đã mở rộng đối tượng này. Các quốc gia khác, bao gồm Pháp và Đức, cho đến nay đã hạn chế các chương trình vắc-xin tăng cường cho người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết, chương trình vắc-xin tăng cường của họ dựa trên lo ngại rằng theo thời gian, tác dụng bảo vệ của vắc-xin chống lại các bệnh nghiêm trọng sẽ yếu đi, kể cả ở những người trẻ tuổi. Bắt đầu từ tháng Chín, tất cả người Mỹ có thể sử dụng vắc-xin tăng cường.

“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở các quốc gia khác. Chúng tôi lo lắng rằng chúng tôi cũng sẽ chứng kiến ​​những gì đang xảy ra ở Israel. Theo thời gian, tình trạng lây nhiễm ở những người đã được tiêm chủng ngày càng trở nên tồi tệ hơn” bà Walensky cho biết trong một cuộc họp báo ngày 18/8 để giải thích tại sao các quan chức liên bang hiện đang khuyến cáo người Mỹ nên tiêm vắc-xin tăng cường 8 tháng sau khi nhận vắc-xin Pfizer hoặc vắc-xin Moderna.

Theo Lorenz Duchamps, The Epoch Times

Xem thêm: