Israel là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới, nhưng tình hình dịch bệnh hiện đang lần nữa nóng lên. Tuần vừa rồi, quốc gia này đã lại thiết lập một mức cao mới về số lượng ca nhiễm virus. Một nghiên cứu gần đây của Israel cho thấy, nguy cơ “lây nhiễm đột phá” các biến thể Delta ở những người đã tiêm chủng cao gấp 13 lần so với những người bị lây nhiễm tự nhiên.

Israel Cac nha khoa hoc cho biet tim ra thuoc khang virus co the ngan ngua COVID 19 1
Một nghiên cứu gần đây của Israel cho thấy nguy cơ “lây nhiễm đột phá” của biến thể Delta ở những người tiêm chủng cao gấp 13 lần so với những người đã bị nhiễm tự nhiên với virus corona mới. (Ảnh minh họa: Par Melinda Nagy/ Shuttertock)

Miễn dịch sau lây nhiễm tự nhiên là tốt hơn so với 2 liều vắc-xin

Kể từ tháng Sáu năm nay, biến thể Delta đã trở thành chủng virus phổ biến ở Israel. Theo thống kê, đến cuối tháng Tám, 78% người từ 12 tuổi trở lên ở Israel đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Our World in Data, tính đến tuần ngày 4/9, Israel có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trên thế giới, với 1091 ca trên một triệu dân; tuần vừa rồi, nước này đã lập kỷ lục về số ca lây nhiễm trên cả nước.

Khi khả năng bảo vệ của vắc-xin đang giảm dần theo thời gian, các nhà nghiên cứu từ Maccabi Healthcare Services và Đại học Tel Aviv ở Israel đã tiến hành một nghiên cứu để khám phá sức bảo vệ và độ bền của lực miễn dịch do vắc-xin cũng như của miễn dịch tự nhiên. Nghiên cứu được xuất bản trên nền tảng in trước MedRxiv.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu dịch vụ chăm sóc sức khỏe để theo dõi và quan sát tình trạng sức khỏe của 800.000 người Israel trên 16 tuổi từ ngày 1/6 đến ngày 14/8 năm nay. Nhóm đã tiến hành một nghiên cứu quan sát hồi cứu so sánh 3 nhóm: 

Nhóm thứ nhất: Những người đã tiêm hai liều vắc-xin Pfizer;

Nhóm thứ hai: Những người đã từng bị lây nhiễm tự nhiên và chưa được tiêm chủng;

Nhóm thứ ba: Những người đã từng bị lây nhiễm virus tự nhiên và được tiêm một liều vắc-xin.

“Lây nhiễm tự nhiên” đề cập đến việc đã bị nhiễm loại virus corona mới, từ đó, trong cơ thể sinh ra các kháng thể bảo vệ.

“Lây nhiễm đột phá” đề cập đến việc vẫn bị tái nhiễm sau khi đã tiêm vắc-xin.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá các tình trạng cho 3 nhóm người: bị lây nhiễm, bị lây nhiễm có triệu chứng, nhập viện nghiêm trọng.

1. So sánh những người đã được tiêm chủng với những người bị lây nhiễm tự nhiên vào cùng khoảng thời gian tháng 1 và tháng 2 

Trong số hai nhóm này, những người được tiêm 2 liều vắc-xin có nguy cơ “lây nhiễm đột phá” với biến thể Delta – cao gấp 13,06 lần so với những người từng bị lây nhiễm tự nhiên.

Trong số đó, những người bị sốt, ho và các triệu chứng khác được tiêm 2 liều vắc-xin chiếm tỷ lệ cao hơn.

Dữ liệu cho thấy những người đã tiêm hai liều vắc-xin – có nguy cơ bị lây nhiễm đột phá có triệu chứng – cao gấp 27,02 lần so với người từng bị lây nhiễm tự nhiên.

2. So sánh những người đã được tiêm chủng vào tháng 1 và tháng 2  so với những người đã bị nhiễm virus trong khoảng từ năm ngoái đến tháng 2 năm nay

Cho dù đó là do vắc-xin hay là do lây nhiễm tự nhiên, thì khả năng miễn dịch được tạo ra cũng sẽ suy yếu theo thời gian. Do đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt so sánh khác.

Họ so sánh những người đã được tiêm chủng từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay với những người bị lây nhiễm tự nhiên trước đó, chẳng hạn như những người đã bị lây nhiễm tự nhiên vào năm 2020.

Thống kê cho thấy những người bị lây nhiễm tự nhiên trước đó, mặc dù miễn dịch tự nhiên mất dần sau một thời gian dài, nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn thấp hơn 5,96 lần so với người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin.

3. So sánh nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng

Các nhà nghiên cứu cũng so sánh nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng giữa hai nhóm.

Họ phát hiện ra rằng những người được tiêm 2 liều vắc-xin có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao gấp 8,06 lần so với những người bị lây nhiễm tự nhiên.

4. So sánh giữa những người bị lây nhiễm tự nhiên và những người được tiêm 1 liều vắc-xin sau khi bị nhiễm tự nhiên

Nhóm người thứ ba được nghiên cứu là những người được tiêm 1 liều vắc-xin sau khi bị lây nhiễm tự nhiên. Dữ liệu cho thấy nhóm người này có nguy cơ bị tái nhiễm Delta đã giảm gần 2 lần.

Sự khác nhau giữa khả năng miễn dịch do vắc-xin tạo ra và do bị lây nhiễm tự nhiên tạo ra

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), một chuyên gia về virus học người Mỹ và là cựu giám đốc Phòng virus học của Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ, cho biết: “Báo cáo này cung cấp cho chúng ta một dữ liệu rất rõ ràng.”

Nó cho thấy, những người đã bị lây nhiễm tự nhiên trước đó, mặc dù không phải là biến thể Delta, nhưng họ vẫn có khả năng miễn dịch với các biến thể Delta cao hơn và lực bảo vệ tổng thể có thể kéo dài trong một thời gian tương đối dài.

Virusdoc Sean Lin scaled
Tiến sĩ Sean Lin (Lâm Hiểu Húc), chuyên gia về virus học từng phụ trách phòng thí nghiệm virus của Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ (Nguồn: Epoch Times)

Đây là do hệ thống miễn dịch của cơ thể ở người bị lây nhiễm tự nhiên đã tiếp xúc với một loại virus hoàn chỉnh và chân thực. Do đó khả năng miễn dịch có được là có sức bảo vệ phổ rộng, có khả năng đối phó với các biến thể khác nhau.

Trong khi đó, vắc-xin là tương đương với mô phỏng một phần của virus, vì vậy khả năng miễn dịch do nó tạo ra có nhiều hạn chế. Một khi có một biến thể mới của virus xuất hiện, sức mạnh bảo vệ sẽ giảm đi đáng kể. 

Các chuyên gia nhấn mạnh, nghiên cứu này không nhằm để mọi người có được khả năng miễn dịch bằng cách chủ động bị lây nhiễm tự nhiên, mà là để chỉ ra tiềm năng miễn dịch của chính cơ thể người.

Trước đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, đã nhiều lần đề cập trong bài phát biểu của mình rằng khả năng miễn dịch do vắc-xin tạo ra mạnh hơn khả năng miễn dịch của con người có được do bị lây nhiễm tự nhiên. Báo cáo nghiên cứu này của Israel dường như hoàn toàn xô ngã nhận thức này.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc giải thích, ông Fauci đã nhấn mạnh đến dữ liệu ở các phương diện khác. Bởi vì cơ thể con người sẽ ngay lập tức nhận được một lượng lớn kháng thể sau khi được tiêm chủng, trong một thời gian ngắn, sức mạnh bảo vệ của vắc-xin thực sự sẽ vượt quá sức bảo vệ có được sau khi bị nhiễm bệnh. Do đó, rất nhiều dữ liệu vào thời điểm đó về cơ bản chỉ giới hạn trong phản ứng ngắn hạn sau khi tiêm chủng.

Đối mặt với virus corona mới, cải thiện khả năng miễn dịch tổng thể là quan trọng nhất

Ngoài báo cáo nghiên cứu này của Israel, 2 báo cáo nghiên cứu khác vào tháng Sáu năm nay cũng rất đáng được quan tâm. Một là báo cáo nghiên cứu của Đại học Rockefeller, theo dõi 63 bệnh nhân COVID-19 trong thời gian dài, kết quả cho thấy lượng kháng thể do bệnh nhân tạo ra sau khi nhiễm virus vẫn ổn định trong cơ thể sau 6 đến 12 tháng.

Một phân tích khác của một nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington đã nghiên cứu cụ thể các tế bào plasma trí nhớ trong tủy xương được biến đổi từ tế bào B, những tế bào này thường hiện diện với số lượng thấp. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngay cả sau 7 đến 11 tháng, vẫn có thể đo được tế bào plasma bộ nhớ, mặc dù lượng thấp nhưng ổn định. Nói cách khác, sau khi bệnh nhân hồi phục sau lây nhiễm, cơ thể người có thể có được lực bảo vệ lâu dài.

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc nhấn mạnh rằng việc đo lường khả năng miễn dịch của cơ thể không chỉ bằng cách nhìn vào số lượng kháng thể. Kháng thể chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống miễn dịch khổng lồ của cơ thể. 

Nếu bạn chỉ dựa vào vắc-xin để có được kháng thể, điều đó tương đương với việc bạn chỉ tập luyện một khối cơ nhất định trên cơ thể. Chẳng hạn như chỉ tập cơ ngực, tuy đã được tăng cường sức mạnh, có thể chống lại khi kẻ thù tấn công vào ngực, nhưng nếu kẻ thù tấn công vào vùng bụng thì có thể không chống lại được. Vì vậy, nếu bạn muốn làm cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh hơn trước kẻ địch, bạn cần phải cải thiện khả năng miễn dịch tổng thể của mình.

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc nói: “Miễn dịch tự nhiên có thể nói là một biểu hiện đầy đủ của hệ thống tuyệt diệu của cơ thể người. Cơ thể người khi cần đối phó với virus bên ngoài, chắc chắn sẽ không phải chỉ dùng một cách thức duy nhất.”

Lý Thanh Phong, The Epoch Times

Xem thêm: