Một cuộc thăm dò mới cho thấy, người Canada cảnh giác hơn nhiều về việc tiêm vắc-xin Oxford-AstraZeneca (AZ) so với việc tiêm các loại vắc-xin khác được chấp thuận sử dụng ở Canada.

shutterstock 19068368952
Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca ( Giovanni Cancemi / Shutterstock)

Theo tờ The Canadian Press, Hiệp hội Nghiên cứu Canada và công ty nghiên cứu thị trường Leger đã phối hợp thực hiện một cuộc thăm dò trực tuyến trong ba ngày từ 26-28/3, đối với 1.523 người trưởng thành Canada. 

Kết quả khảo sát cho thấy 82% người tin tưởng vào vắc-xin Pfizer, 77% mọi người tin tưởng vào vắc-xin Moderna và 69% số người tin vào vắc-xin Johnson & Johnson chưa có trên thị trường, nhưng chỉ có 53% số người được hỏi cho biết họ tin rằng họ hoặc các thành viên trong gia đình có thể kháng lại virus COVID-19 sau khi được tiêm vắc-xin AZ. Nói cách khác, người Canada có mức độ tin tưởng thấp nhất đối với vắc-xin AZ .

Lý do khiến người dân mất lòng tin vào vắc-xin AZ chủ yếu là do thỉnh thoảng lại có báo cáo về việc một số người bị đông máu, thậm chí tử vong sau khi tiêm vắc-xin AZ.

Hôm thứ Hai, Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêm chủng Canada đã khuyến cáo rằng không nên tiêm vắc-xin AZ cho những người dưới 55 tuổi. Đây là phản hồi cho các báo cáo về việc khoảng ba mươi bệnh nhân ở châu Âu, chủ yếu là phụ nữ trẻ, đã phát triển cục máu đông sau khi tiêm vắc-xin.

Sau khi tiêm vắc-xin ở nhiều nước, dịch không giảm mà tăng cao

Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, tính đến ngày 29/3, chỉ trong một tháng, 11 người ở Hồng Kông đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc.

Chile là một trong những quốc gia đã tiêm vắc-xin Sinovac trên diện rộng. Điều đáng ngạc nhiên là, số ca được xác nhận ở Chile không những không giảm mà còn tăng lên trong thời gian gần đây. Chính phủ đã phải thông báo đóng cửa biên giới vào ngày 1/4 để làm chậm sự lây lan của dịch CoVid-19 và ngăn chặn sự xâm nhập của các biến thể virus .

Báo chí nước ngoài đưa tin, cuối năm ngoái, Chile bắt đầu tiêm vắc-xin cho nhân viên y tế tuyến đầu. Sau khi nhận được gần 4 triệu liều vắc-xin Sinovac Trung Quốc vào tháng Hai năm nay, họ bắt đầu tiêm cho người cao tuổi và các nhân viên chủ chốt.

Theo thống kê của các phương tiện truyền thông nước ngoài, hơn 35% dân số Chile đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin và tỷ lệ tiêm chủng của họ thuộc hàng cao nhất thế giới. Thống kê chỉ riêng ngày 1/4, có đến 7.830 ca nhiễm mới được xác nhận, đây là con số cao nhất trong một ngày kể từ khi bùng phát ở Chile vào tháng Ba năm ngoái.

Điều bất thường là, Trung Quốc Đại Lục, quốc gia cũng đã cho tiến hành tiêm vắc-xin trong nước, hơn nữa tuyên bố đã tiêm được hơn 100 triệu liều, đã không báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc tử vong sau khi tiêm chủng. Trong khi đó nhiều quốc gia chủ yếu tiêm vắc-xin Trung Quốc, số ca nhiễm thay vì giảm đi thì lại tăng lên, tình hình dịch bệnh cũng ngày càng gia tăng. Hiện tượng “kỳ lạ” này đã gây tò mò cho dư luận.

Trước nhiều nghi vấn và lo ngại về vắc-xin Trung Quốc, gần đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long đề nghị Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam vắc-xin phòng virus Vũ Hán để tiêm cho các công dân Việt Nam có nhu cầu đi lại, giao thương, học tập tại Trung Quốc do “nước bạn đã triển khai chính sách hộ chiếu vắc-xin”, trong đó có ưu tiên với người tiêm vắc-xin của Trung Quốc.

Tô Phi, Giang Tuyết

Xem thêm: