Chắc hẳn khoai tây không còn xa lạ gì với người Việt, và cũng là món ăn thường thấy trên mâm cơm của mỗi gia đình. Khoai tây cũng là thực phẩm rất bổ dưỡng, chỉ cần biết cách chế biến thì khoai tây sẽ rất tốt cho sức khỏe.

potato 544073 640
(Ảnh: Pixabay)

Tác dụng của khoai tây:

1. Giá trị dinh dưỡng cao

Giá trị dinh dưỡng của khoai tây rất cao, chứa nhiều vitamin A, C, và khoáng chất phốt pho, canxi, sắt, kali, ngoài ra còn có chất xơ và protein. Khoai tây là loại thực phẩm chứa ít calo điển hình nhất.

2. Tốt cho tim mạch

Khoai tây chứa vitamin C và B; vitamin C là loại chất chống ô xi hóa, có thể bảo vệ cơ thể tránh được uy hiếp của gốc tự do, còn vitamin B có lợi cho tim mạch.

3. Giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não

Trong 100g khoai tây chứa ít nhất 300mg kali,  kali sẽ giúp ổn định huyết áp, giãn các mạch máu, tăng cường tuần hoàn não, có tác dụng phòng ngừa cao huyết áp và các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, kiên trì đều đặn mỗi ngày ăn 1 củ khoai tây (khoảng 130g), sẽ giúp giảm nguy cơ tai biến khoảng 40%.

5. Chống ung thư, chống ô xi hóa

Nghiên cứu chứng minh, khoai tây có tác dụng tốt trong việc phòng chống ung thư vú, đồng thời khoai tây cũng phát huy tác dụng tích cực trong trị liệu ung thư thời kỳ đầu. Trong khoai tây còn chứa nhiều chất phenol tự nhiên có tác dụng phòng chống ung thư, chống ô xi hóa.

6. Tác dụng bổ khí

Theo đông y, khoai tây là loại thức ăn có tác dụng rất tốt cho việc bổ khí. Có tác dụng kiện tì, ích khí, hòa vị, giảm béo, giảm mỡ máu; đối với người có biểu hiện khí hư, khoai tây có tác dụng điều hòa rất tốt.

Muốn khoái tây phát huy tác dụng phòng trị bệnh tật, cách chế biến và cách ăn cũng rất quan trọng.

dumpling 2776725 640
(Ảnh: Pixabay)

Dưới đây là một số cách chế biến khoai tây giữ được nhiều dinh dưỡng: 

1. Hạ huyết áp: nước khoai tây sống

Cách làm: rửa sạch khoai tây, gọt vỏ, sau đó dùng máy xay hoặc mài để vắt lấy nước. Tùy vào khẩu vị của mỗi người, có thể cho thêm sữa chua, đường cát, mật ong để uống.

Nhiều người không biết rằng khoai tây còn là một vị thuốc hạ huyết áp. Trong khoai tây chứa các chất khoáng, vitamin B và kali có lợi cho việc khống chế huyết áp, hạ huyết áp, còn giúp giữ tính đàn hồi của huyết quản, phòng chống xơ vữa động mạch.

2. Hạ đường huyết: chưng cách thủy khoai tây

Cách làm: chưng cách thủy khoai tây cho chín, thông thường chưng khoảng 10 phút sau đó có thể ăn trực tiếp.

Cố gắng không cho thêm gia vị, nếu cảm thấy khó nuốt, cần chú ý nhai chậm.

Người có đường huyết cao có thể dùng khoai tây để thay thế một số thức ăn chính. Hàm lượng cacbohydrat trong khoai tây chiếm khoảng 17%, thấp hơn so với cơm (26%). Dùng khoai tây thay thế một số loại thức ăn chính có thể giảm bớt được lượng calo nạp vào cơ thể, đối với người có đường huyết, mỡ máu quá cao có tác dụng rất tốt.

3. Giúp tiêu hóa tốt: món khoai tây thái sợi xào chua ngọt

Cách làm: sau khi thái khoai tây thành sợi, cần cho vào nước ngâm qua, sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào xào.

Cho thêm dấm có thể giúp giữ lại vitamin C trong khoai tây, trong quá trình xào, dầu ăn sẽ giúp thúc đẩy hấp thu các chất chống ô xi hóa trong khoai tây của cơ thể. Làm vị chua cay còn có thể giảm bớt lượng muối sử dụng để nêm nữa.

Vị chua cay của khoai tây thái sợi có thể tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa.

4. Nhuận tràng, chống táo bón: nước khoai tây mật ong

Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt vụn rồi dùng máy ép để ép lấy nước, hoặc có thể mài nhỏ sau đó vắt lấy nước.

Lấy nước khoai tây cho vào nồi, rồi để lên bếp đun đến khi nước khoai tây trở nên sền sệt, cho lượng mật ong vừa phải, khuấy đều là xong.

Cho vào tủ lạnh bảo quản, mỗi ngày uống một lần, mỗi lần khoảng 1 thìa, uống khi bụng rỗng vào buổi sáng.

Trong 100g khoai tây có chứa tới 6g chất xơ, do đó khoai tây có tác dụng tốt trong phòng trị táo bón.

Chú ý, mật ong cần chọn loại mật ong hoa hòe là tốt nhất. Mật ong hoa hòe có tính mát, nên có hiệu quả rất tốt để trị táo bón khi kết hợp với khoai tây. Còn loại mật ong có tính nóng, khi ăn vào sẽ làm khô ruột hơn, sẽ khiến chứng táo bón nặng hơn.

Thanh Xuân

Xem thêm: