Tư thế liên hoa (hay còn gọi là thế kiết già) là một phương pháp ngồi thiền rất được ưa chuộng. Mặc dù ban đầu có thể hơi khó khăn đối với một số người, nhưng chỉ cần kiên trì thì đa số chúng ta đều có thể thực hiện được. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, bên cạnh việc giúp thiền định sâu hơn thì thế liên hoa với cả hai chân bắt chéo lên nhau có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Người xưa cho rằng bệnh tật là do kinh mạch bị tắc nghẽn làm cản trở sự lưu thông của khí huyết trong cơ thể. 

Khí (氣) và kinh lạc (經絡) là những thuật ngữ được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa để truyền đạt những khái niệm không có trong y học phương Tây. Ngay cả thuật ngữ ‘huyết (máu)’ (血) cũng được hiểu khác với lý luận của các phương pháp thực nghiệm hiện đại với nội hàm sâu sắc hơn nhiều. 

ngồi thiền trong tư thế liên hoa
Một người phương Tây đang tập bài thiền định của Pháp Luân Công, tư thế liên hoa. (Ảnh: minghui.org)

Khai thông kinh mạch và tăng cường tinh khí

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, huyết chứa Tinh (精) và Khí (氣). Tinh bao gồm các vi chất cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho toàn bộ cơ thể. Tinh khí dồi dào sẽ giúp da dẻ đẹp hơn, tinh khí thiếu hụt sẽ khiến vẻ ngoài trông yếu ớt và nước da xám xịt.

Khí là năng lượng thiết yếu trong cơ thể con người, có chức năng tương đương như cách mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất. Khí giúp con người phát triển và sung mãn. Thiếu khí sẽ dẫn đến thiếu năng lượng. Thiếu máu hoặc tinh sẽ dẫn đến thiếu khí, và ngược lại.

Ngoài việc tăng cường sức mạnh cho hông và cột sống, tư thế liên hoa còn giúp khai thông kinh mạch và mạch máu ở chân. Khi ngồi với hai chân bắt chéo lên nhau, mắt cá chân sẽ ép lên động mạch chủ ở đùi trong, tim sẽ bơm mạnh hơn để máu chảy qua động mạch. 

Trước khi đi qua động mạch, máu sẽ tập trung ở phần trên của cơ thể do động mạch ở chân bị đang bị chèn lên. Khi tim bơm máu mạnh hơn, các cơ quan nội tạng sẽ nhận được nguồn cung cấp máu đáng kể, dẫn đến cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng và tăng lưu lượng máu lên não.

Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể mà mắt người không nhìn thấy được. Trong mô tả của y học của cổ truyền Trung Hoa, kinh lạc gồm 14 kinh mạch chính – đây là một hệ thống hoàn chỉnh với 2 mạch nhâm đốc (任 ren, và 督 du), cộng thêm 12 kinh mạch khác, bao gồm 3 kinh mạch âm (thủ túc tam âm kinh) ở phía trước cơ thể và 3 kinh mạch dương (thủ túc tam dương kinh) ở phía sau cơ thể, cũng như ở bên trái, bên phải và từ tay xuống đến chân.

kinh mach 1
Y học cổ truyền Trung Quốc tập trung vào sự di chuyển của khí thông qua các kinh mạch liên kết với các cơ quan nội tạng cụ thể. Ngồi kiết già có thể khai thông kinh mạch và cải thiện sức khỏe tổng thể. (Ảnh: Creative Commons CC BY SA)

Nói một cách đơn giản, hệ thống kinh mạch là một mạng lưới giúp toàn bộ cơ thể khỏe mạnh. Nếu kinh mạch một người bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến mắc nhiều bệnh khác nhau. Đôi khi, một người có thể cảm thấy không khỏe mà không có triệu chứng rõ ràng. Trong tình huống này, các thầy thuốc y học cổ truyền có thể chẩn đoán xem bệnh nhân có bị tắc nghẽn kinh mạch không và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp sau khi xác định rõ nguyên nhân gây tắc nghẽn.

Khi ngồi trên ghế, một số người thích bắt chéo chân này lên chân kia. Y học cổ truyền Trung Hoa không cho rằng điều này có lợi. Thay vì bắt chéo chân theo cách thông thường, tốt hơn bạn nên tập ngồi kiết già.

Thực hiện ngồi thiền theo thế liên hoa 

Mặc dù sẽ gặp khó khăn khi mới bắt đầu, nhưng hầu hết chúng ta đều có thể ngồi thành thạo ở thế liên hoa, ngay cả với người lớn tuổi.

Để chuẩn bị, bạn có thể bắt đầu bằng cách thực hiện một số bài tập kéo giãn để thả lỏng các cơ ở háng, sau đó nhấc chân này lên chân kia. Thuyết âm dương cho rằng bên trái là dương, bên phải là âm. Vì dương tượng trưng nam và âm tượng trưng cho nữ nên nam giới nên đưa chân trái lên trước và ngược lại đối với nữ giới. 

Bạn có thể không thực hiện được trong lần thử đầu tiên và có thể sẽ khá đau ngay cả khi đã làm được. Hãy kiên trì, theo thời gian, bạn sẽ dần dần ngồi được lâu hơn. 

ngồi thiền trong tư thế liên hoa
Tên của tư thế liên hoa bắt nguồn từ hình ảnh các vị Phật ngồi trên đài sen. (Ảnh: MarisaPixabay)

Sau khi ngồi được đúng tư thế, một số người có thể cảm thấy chân và lưng ngày càng đau; đôi khi cảm giác khó chịu vẫn tiếp tục ngay cả khi không ngồi nữa. Đây là hệ quả tự nhiên của việc khai thông kinh mạch, không nên nhầm lẫn với chấn thương. Khi bạn kiên trì luyện tập (dù chỉ 20 phút mỗi ngày cũng có lợi), cơn đau sẽ dần thuyên giảm. Bạn có thể cảm thấy một luồng khí mạnh mẽ làm thẳng cột sống và cải thiện tư thế ngồi của bạn. 

Ngồi thiền hàng ngày trong thế liên hoa mang lại rất nhiều lợi ích như: tăng cường chuyển động của đường tiêu hóa và hỗ trợ tiêu hóa; tăng cường sự dẻo dai cho eo và chân, cải thiện tuần hoàn ở chân và giảm đau thần kinh tọa do lối sống ít vận động. Khi bạn đang căng thẳng trong công việc và không thể suy nghĩ rõ ràng, chỉ cần ngồi xếp bằng trong thiền định, lưu lượng máu lên não tăng lên sẽ giúp bạn cảm thấy đầu óc minh mẫn và tràn đầy sinh lực.

Tư thế này cũng có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bằng cách giảm đau bụng kinh và điều hòa lưu lượng kinh nguyệt. Khi kinh nguyệt được điều hòa, các rối loạn nội tiết cũng sẽ được giải quyết. Tư thế liên hoa hoàn toàn có lợi cho cơ thể của phụ nữ theo nhiều cách như làm giảm đau lưng và ngăn ngừa lệch cột sống thường hay gặp ở phụ nữ do vừa chăm sóc con nhỏ vừa bận rộn với việc nhà.

"Tôi đã học được gì từ Blaise Pascal về sức mạnh của sự tĩnh lặng"
(Ảnh: Epochtimes)

Đối với nam giới, ngồi kiết già hàng ngày trước khi đi ngủ giúp tăng cường cơ xương, đả thông kinh mạch, cải thiện chức năng các cơ quan nội tạng, kích thích tuần hoàn hệ sinh lý, giúp thận và tuyến tiền liệt khỏe mạnh. 

Mặc dù ngồi thiền ở tư thế liên hoa thoạt nghe có vẻ là một việc khó khăn và nhàm chán, nhưng lợi ích lâu dài lại vượt trên cả mong đợi.

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Ngọc Chi (Theo Vision Times)

Xem thêm: