Máu càng nhớt và không mịn, thì càng dễ dẫn đến các bệnh lý về máu và sự suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Chỉ bằng cách duy trì nồng độ máu ổn định, giữ cho dòng máu luôn “sạch” thì quá trình thúc đẩy tuần hoàn máu sẽ tốt hơn, đồng thời nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng sẽ được giảm thiểu hiệu quả.

máu sạch
(Ảnh: Lightspring/ Shutterstock)

Cơ thể người không ngừng diễn ra những phản ứng chuyển hóa. Việc cung cấp các chất dinh dưỡng và đào thải các độc tố sau quá trình chuyển hóa là vô cùng cần thiết. Máu là yếu tố đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào quá trình này. 

4 chức năng chính của máu trong quá trình chuyển hóa của cơ thể

1. Chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng

Máu có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng được chuyển hóa, cũng như lượng oxy hít vào phổi đến các cơ quan và mô trong cơ thể để sử dụng. 

Các chất chuyển hóa được sản xuất bởi các mô của toàn bộ cơ thể trong quá trình trao đổi chất, chẳng hạn như urê, creatinine và carbon dioxide, cũng cần được máu vận chuyển đến các cơ quan bài tiết như thận, phổi, da và đường ruột… 

Bên cạnh đó, các tuyến nội tiết nằm rải rác khắp cơ thể cũng tham gia vào quá trình giải phóng hormone vào máu và đưa chúng đến các tế bào ở xa nhất.

Ngoài ra, lượng thuốc khi vào cơ thể cũng phải được phân phối đến các bộ phận khác nhau của cơ thể thông qua máu.

2. Chức năng điều hòa cân bằng nội môi trong cơ thể

Do thành phần của máu tương đối cố định nên nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng axit-bazơ và cân bằng các ion khác nhau.

3. Chức năng bảo vệ 

Thông qua tuần hoàn, máu đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng nước, điện giải, cân bằng axit-bazơ và ổn định nhiệt độ trong cơ thể, để cơ thể duy trì môi trường vật lý cũng như hóa học một cách phù hợp và ổn định.

4. Chức năng phòng vệ

Cơ thể có khả năng phòng thủ hoặc loại bỏ các kích thích có hại, liên quan đến nhiều khía cạnh. Trong khi đó, máu đóng vai trò là đảm nhiệm các chức năng như miễn dịch và cầm máu. 

Ví dụ, các tế bào bạch cầu trong máu có thể nuốt chửng, phân hủy các vi sinh vật lạ cũng như các tế bào mô già và chết trong cơ thể. Một số là tế bào miễn dịch, kháng thể trong huyết tương và lysin có thể bảo vệ hoặc loại bỏ vi khuẩn và độc tố xâm nhập cơ thể.

6 đặc điểm của người có máu “sạch”

1. Dễ thở

Trong những trường hợp bình thường, nhịp thở sẽ tương đối ổn định. Còn khi khó thở xảy ra thì đa phần là nó có liên quan đến việc máu có nồng độ cao. Vì nồng độ trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, dẫn đến chất dinh dưỡng không được cung cấp kịp thời, làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và dẫn đến khó thở.

2. Môi đỏ

shutterstock 1715225080
Môi đỏ hồng hào, căng mọng là dấu hiệu cơ thể đủ máu. (Ảnh: shurkin_son/ Shutterstock)

Trạng thái của đôi môi có thể phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của con người, đôi môi hồng hào, căng mọng là biểu hiện của sức khỏe khí huyết trong cơ thể.

3. Ít chóng mặt

Máu sạch đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, tình trạng chóng mặt và đau đầu sẽ không thường xuyên xảy ra. Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng với biểu hiện chóng mặt và suy nghĩ chậm chạp, điều đó có nghĩa là máu trong cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Nếu máu chứa quá nhiều chất cặn bã và chất độc, nó sẽ trở nên kết dính, các mô não không thể nhận được dinh dưỡng kịp thời, từ đó dẫn đến tình trạng đờ đẫn, chóng mặt, đau đầu và các bệnh lý khác.

4. Thị lực tốt

Máu cũng có một số tác động nhất định đến mắt. Khi máu trong cơ thể bị nhớt, lượng oxy và máu cung cấp cho não không đủ, từ đó dẫn đến việc mỏi mắt và mờ mắt.

5. Tay chân luôn ấm

Tay chân là bộ phận xa tim nhất, nếu máu không ngừng được lưu thông một cách thuận lợi thì nó có thể vận chuyển các chất độc và cặn bã tích tụ trong cơ thể ra ngoài một cách trơn tru. Đồng thời cũng cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. 

Mặt khác, máu sạch khỏe còn có tác dụng trong việc duy trì thân nhiệt và điều hòa cơ thể. Do đó, người tay chân ấm thường là có máu sạch, còn người có tay chân lạnh thường xuyên tê lạnh là do khí huyết trong cơ thể không đủ, cần được bồi bổ kịp thời.

6. Nước da hồng hào

Đối với những người có tốc độ lưu thông máu tương đối tốt, nước da của họ sẽ biểu hiện vẻ hồng hào rạng rỡ. Đó là bởi vì trong máu không có tạp chất, do đó có thể giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến những bộ phận trong cơ thể một cách thuận lợi và giúp cho sắc da luôn hồng hào. Tuy nhiên, ngược lại, nếu làn do có biểu hiện không tươi sáng, sạm màu thì đó có thể là do khí huyết bị tắc nghẽn.

Duy trì các thói quen tốt để cái thiện tình trạng máu

Trước những thói quen sinh hoạt không khoa học và những tác hại nguy hiểm của tình trạng máu xấu. Từ bây giờ hãy thay đổi một số thói quen thường ngày để cải thiện và mang đến cho cơ thể một dòng máu khỏe mạnh.

1. Không thức khuya

Thức khuya, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa nội tiết của cơ thể, làm tăng Epinephrine và Norepinephrine, dẫn đến co thắt mạch máu, cũng như tăng huyết áp.

2. Tránh ăn nhiều dầu mỡ

dau mo
Thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ dễ làm tăng độ nhớt của máu và gây ra các cục máu đông. (Ảnh: Shutterstock)

Thường xuyên ăn đồ quá nhiều dầu mỡ dễ gây tích mỡ, khi cơ thể không chuyển hóa được mỡ thừa thì nó sẽ bị tích tụ trong mạch máu. Lúc này, mỡ thừa không chỉ dễ lắng đọng trên thành mạch máu gây tắc nghẽn mạch máu mà còn làm tăng độ nhớt của máu và gây ra các cục huyết khối nguy hiểm.

3. Tránh uống nhiều rượu bia

Rượu có thể làm tăng gánh nặng cho gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan. Khi chức năng gan bị suy giảm, quá trình chuyển hóa chất béo và chuyển hóa glucose trong cơ thể sẽ diễn ra bất thường, lâu dần sẽ dẫn đến tích tụ mỡ trong mạch máu và thu hẹp mạch máu. Khi máu lưu thông sẽ rất dễ bị tắc ở phần hẹp của mạch máu.

4. Thường xuyên tập thể dục

shutterstock 738335359
Thường xuyên tập thể dục không những có thể giảm cân, ổn định lipid máu, đào thải độc tố rác thải trong mạch máu ra ngoài nhanh hơn. (Nguồn: Africa Studio/ Shutterstock)

Ngồi lâu là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến các cục máu đông trong tĩnh mạch ở chân. Ngồi lâu một tư thế trong thời gian dài như vậy sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lưu thông máu. Một khi máu lưu thông ở các chi không thông suốt sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, phù nề và tê nhức dữ dội.

Thường xuyên tập thể dục không những có thể giảm cân, ổn định lipid máu, đào thải độc tố rác thải trong mạch máu ra ngoài nhanh hơn, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu của cơ thể, mà đồng thời còn có tác dụng bảo vệ mạch máu rất tốt.

5. Uống nhiều nước

Trong quá trình tăng cường thể chất, bạn nên đảm bảo uống đủ nước, như vậy mới phát huy tác dụng tốt cho sức khỏe và duy trì sức khỏe cho mạch máu.

6. Tập ngồi song bàn thúc đẩy tuần hoàn máu

Vào 2.500 năm trước, có một lý thuyết về tuần hoàn máu trong cuốn sách y học Trung Quốc ‘Hoàng Đế Nội Kinh’, nói rằng: “Khi các mạch mở ra, máu và khí có thể lưu thông.” Có nghĩa là mạch máu khỏe thì máu lưu thông mới có thể bình thường.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng nếu kinh lạc bị tắc nghẽn, khí huyết sẽ không thông suốt. Tập “song bàn” có thể khai thông kinh lạc của toàn bộ cơ thể.

Khi thực hiện tư thế song bàn, mắt cá chân ép vào động mạch lớn đùi trong, khi đó, vì để mở động mạch, tim sẽ tăng lực bơm máu nên có thể đánh thông huyết mạch chân. Lúc trước khi huyết mạch chân được đánh thông, máu ở toàn bộ cơ thể cơ bản tập trung nhiều ở phần trên cơ thể, khi bắt đầu cần đánh thông huyết mạch chân thì tim cần tăng cường đẩy máu, do đó, các cơ quan nội tạng sẽ được cung cấp một lượng máu lớn. Điều này giúp cải thiện nhanh chóng các chức năng của các cơ quan nội tạng, đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và cung cấp máu lên não.

280163851 1197632837730445 6090231998990229297 n
Tư thế ngồi song bàn. (Ảnh Facebook)

Cách tập:

Bạn chọn một mặt phẳng ngang để ngồi, ví dụ như sàn nhà, ngồi trên thảm, trên ghế… Đầu tiên thực hiện tập mở hông trước. Sau đó, lần lượt gác chân bên này lên đùi bên kia, và cố gắng giữ tư thế này cho đến khi thời gian ngày càng lâu hơn.

Lưu ý là theo quy tắc “nam tả nữ hữu” của thuyết âm dương Trung Quốc cổ thì nam giới cần đặt chân trái lên đùi phải trước, còn nữ giới thì cần đặt chân phải đặt lên đùi trái trước.

Tìm hiểu về “Song bàn”, đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Tuyết Liên (t/h)