Mùa hè là mùa nở rộ nhiều loại trái cây, phần nhiều trái cây có vị ngọt và có hàm lượng đường cao, thông thường khi chọn mua trái cây nhiều người quen hỏi: “Loại trái cây… có ngọt không?” Người bán cũng thường trả lời “ngọt lắm”. Tuy nhiên, có những người ngược lại chỉ mong nhận được câu trả lời “không ngọt”! Tại sao lại như vậy?

quả ổi
Thường xuyên ăn ổi có thể giải độc, chống lão hóa, thúc đẩy sự trao đổi chất, rất phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh từ internet)

Không có trái cây hoàn toàn không đường

Những người bị bệnh tiểu đường là một nhóm đặc biệt, họ có những yêu cầu rất khắt khe về cách ăn uống, trong đó trái cây ngọt thường không được khuyến khích, vì ăn vào sẽ khiến đường máu nhanh chóng tăng cao.

Tuy nhiên, về cơ bản trái cây đều có chứa đường, không có trái cây hoàn toàn không đường, ngay cả chanh với hàm lượng đường thấp nhất thì cũng có hàm lượng đường là 5,1 gram trên 100 gram. Do đó, “trái cây không đường” như mô tả dưới đây là chỉ các loại trái cây có hàm lượng đường tương đối thấp, còn được gọi là “loại trái cây có đường thấp”, phù hợp hơn cho nhóm người bệnh tiểu đường.

Một vài loại “trái cây không đường”

1. Bưởi

Bưởi có hàm lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, protein, khoáng chất, enzyme, acid citric; chất naringin trong trái bưởi có tác dụng làm giảm độ nhớt máu, ngăn ngừa máu đông và đột quỵ; bưởi còn giàu pectin tự nhiên, chất xơ, có thể giúp thúc đầy dưỡng da và kín miệng vết thương.

Đặc biệt, thành phần giống insulin chứa trong bưởi tươi có tác dụng hạ đường huyết, vì thế bưởi là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường và béo phì, ngoài ra cũng có tác dụng bảo vệ tốt đối với người bệnh tim mạch và mạch máu não.

2. Đu đủ

Theo đánh giá của giới khoa học Mỹ, đu đủ nằm trong 10 loại trái cây bổ dưỡng nhất. Nó giàu vitamin và sắt, kali, canxi, phốt pho, β-carotene, và chứa hơn 17 loại axit amin; thành phần olean chứa trong nó có thể làm giảm lipid  máu (mỡ máu), bảo vệ gan và hạ men gan, chống viêm và ức chế vi khuẩn; enzyme đu đủ thúc đẩy tiêu hóa, hấp thụ protein và thúc đẩy sự trao đổi chất của da; vitamin K và β-carotene có thể chống lại các gốc tự do một cách hiệu quả.

Ăn nhiều đu đủ hơn cũng giúp ngăn ngừa viêm thận, táo bón, huyết áp cao, chữa bệnh dạ dày, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên vì đu đủ tính hơi lạnh nên người thể chất yếu hoặc tỳ vị hư hàn không nên ăn để tránh tiêu chảy.

3. Ổi

Ổi giàu chất dinh dưỡng, giàu vitamin A, vitamin C, protein, chất béo, cũng như chất xơ và các nguyên tố vi lượng khác như phốt pho, kali, canxi, magiê. Các chất như phốt pho, sắt, kali và clo trong trái ổi giúp hệ thống xương và hệ bạch huyết khỏe mạnh hơn.

Ăn ổi thường xuyên còn có tác dụng giải độc, chống lão hóa, thúc đẩy sự trao đổi chất, điều hòa chức năng sinh lý, rất phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, ăn quá nhiều ổi sẽ không tốt cho răng, tăng hỏa sinh đàm, vì vậy không nên ăn quá nhiều trong một lúc.

Thanh Xuân

Xem thêm: