Có tới 80% các ca đột quỵ não là do cục máu đông. Bổ sung các loại thực phẩm có lợi sẽ giúp bạn hạn chế hiện tượng này.

Huyết khối (cục máu đông) là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng chảy máu, khi một người bị chảy máu, quá trình tạo máu đông sẽ được kích hoạt. Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não. Cục máu đông được hình thành trong mạch máu sẽ làm tắc lưu thông dòng máu, khiến não bị thiếu máu cục bộ. 

Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống:

1. Nghệ

 Nên ăn gì để tránh cục máu đông?
(Ảnh: Shutterstock)

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia USDA (Mỹ), một thìa canh bột nghệ chứa 29 calo; 0,9g protein; 0,3g chất béo; 6,3g carbohydrate (2g chất xơ và 0,3g đường); cung cấp 26% nhu cầu mangan hàng ngày; 16% nhu cầu sắt; 5% kali và 3% vitamin C. 

Một thử nghiệm được nghiên cứu bởi các chuyên gia dược học Mỹ cho thấy curcumin có khả năng kéo dài thời gian aPTT và PT, liên quan đến nhiều chất làm loãng máu hiện nay. Curcumin cũng gây ức chế việc tạo ra Thrombin và FXa. Do đó, những phát hiện này cho thấy tinh chất nghệ có thể có các hoạt động chống đông máu.

Ghi chú:

  • Thời gian kích hoạt một phần Thromboplastin (aPTT): Xét nghiệm máu đặc trưng cho mức độ đông máu trong máu.
  • Thời gian Prothrombin (PT): Xét nghiệm máu đo khoảng thời gian cần thiết để hình thành cục máu đông.
  • Thrombin dựa trên tế bào: Một loại enzyme trong huyết tương có chức năng chuyển fibrinogen thành fibrin để đông máu.
  • Yếu tố X hoạt hóa (FXa): Yếu tố Xa là dạng hoạt động của thrombokinase, đóng vai trò quan trọng trong nhiều giai đoạn của quá trình đông máu.

2. Gừng

củ gừng,  Nên ăn gì để tránh cục máu đông?
(Ảnh: Pexels)

Trong gừng có tinh dầu 2- 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaol. Từ ngàn xưa, gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng đã nổi tiếng với nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe con người. Người cao tuổi nên thường xuyên ăn gừng để làm loãng máu, giảm nguy cơ đột quỵ. Salicylate trong gừng có thể ngăn ngừa tình trạng đông máu ở tĩnh mạch mà không gây ra các biến chứng chảy máu.

3. Tỏi

củ tỏi
(Ảnh: Shutterstock)

Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho… Allicin trong tỏi có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ những chất độc hại, tăng cường các tế bào bạch cầu thêm khỏe mạnh, đồng thời allicin còn giúp loại bỏ nicotine để thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp. 

Tỏi có tác dụng ngăn đóng máu cục nhưng người mắc bệnh tim mạch đang dùng thuốc chống đông máu (đặc biệt là loại mạnh đường uống như warfarin) thì không được ăn tỏi. Những loại thuốc này sẽ mất tác dụng nếu bị dùng chung với tỏi (tỏi sống, tỏi ngâm, tỏi xào…). Nếu kết hợp, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng dễ chảy máu, chỉ cần một va đập nhẹ thôi máu cũng rất khó đông và khả năng tự phục hồi cũng giảm.

4. Quế

quế
(Ảnh: rawf8/Shutterstock)

Trong 1 muỗng canh bột quế chứa 19 calo, 4 gam chất xơ, 68% mangan, 8% canxi, 4% sắt, 3% vitamin K, không đường, không chất béo. Coumarin trong quế là một chất hóa học có tác dụng chống đông máu rất mạnh. 

Khi được tiêu hóa trong quế, coumarin có thể làm giảm huyết áp và giảm viêm gây ra do viêm khớp và các tình trạng viêm khác. Quế rất tốt nhưng bạn không nên ăn nhiều vì chúng có thể gây đau miệng, kích ứng, mẩn đỏ. Những người có vấn đề về gan, bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quế.

5. Ớt cayenne

quả ớt
Ảnh: Artem Beliaikin/Pexcel)

Một muỗng canh khoảng 5 gam ớt cayenne chứa 17 calo, 1 gram chất béo, 3 gram carb; 1,4 gram chất xơ; 0,6 gam chất đạm; 44% RDI vitamin A; 8% RDI vitamin E; 7% RDI vitamin C; 6% RDI vitamin B6; 5% RDI vitamin K; 5% RDI mangan; 3% RDI kali; 3% RDI riboflavin. 

Do chứa nhiều salicylate nên ớt cayenne cũng có tác dụng làm loãng máu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều ớt cayenne trong một lần có thể khiến bạn bị đau bụng và buồn nôn. 

6. Quả dứa

qua dua
(Ảnh: Anna Shvets / Pexels)

Trong dứa chứa 86% nước, 13% carb và có rất ít hoặc chất béo, protein. Hàm lượng carbohydrate trong dứa tương đối lớn, chất xơ chủ yếu dưới dạng không hòa tan như cellulose, pectin, hemicellulose. 

Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe con người. Dứa còn là thực phẩm duy nhất có chứa hợp chất thực vật bromelain cực kỳ có lợi cho sức khỏe. 

Bromelain trong dứa có tác dụng làm loãng máu, giảm sự hình thành của cục máu đông. Kali trong dứa có tác dụng làm giãn mạch tự nhiên, thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Khi các mạch máu thư giãn, huyết áp sẽ giảm xuống và lưu lượng máu sẽ bị hạn chế. Vì vậy tiêu thụ dứa thường xuyên có thể ngăn ngừa tình trạng đột quỵ và xơ vữa động mạch.

7. Dầu ô liu

dầu ô liu
(Ảnh: Pixabay)

Dầu oliu extra virgin chứa một lượng vừa phải vitamin E, vitamin K, nhiều axit béo có lợi. Một muỗng canh (13,5 gram) dầu ô liu có 14% chất béo bão hòa,  73% (chủ yếu là axit oleic) chất béo không bão hòa đơn, 13% giá trị hàng ngày (DV) vitamin E, 7% của DV vitamin K. 

Các bệnh tim mạch như bệnh tim và đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên thế giới. Dầu oliu extra virgin bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tim thông qua nhiều cơ chế, trong đó có khả năng giúp quản lý đông máu. Một số nghiên cứu cho thấy, dầu ô liu có thể giúp ngăn ngừa đông máu không mong muốn – một tính năng chính của các cơn đau tim và đột quỵ.

Minh Minh

Xem thêm: