Nhật Bản được ghi nhận là đất nước của những người trường thọ, điều này được phổ biến cho rằng liên quan đến lối sống của người Nhật. Gần đây, có nghiên cứu từ Đại học Osaka Nhật Bản công bố về vấn đề này.

shutterstock 1428044000
(Nguồn: HappyTime19/ Shutterstock)

Để thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu từ Đại học Osaka Nhật Bản đã dành 21 năm để theo dõi 120.000 người, qua đó đã kết luận một số thói quen sống lành mạnh quan hệ chặt chẽ với việc kéo dài tuổi thọ.

Nhóm nghiên cứu gồm trợ lý nghiên cứu Sakaniwa Ryouto và giáo sư Hiroyasu ISO thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Đại học Osaka đã dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích dữ liệu kiểm tra sức khỏe của 46.000 người Nhật Bản ở độ tuổi trung bình từ 40 – 79 tuổi.

Kết quả của nghiên cứu được công bố vào ngày 11/5 năm nay chỉ ra: ngay cả sau 80 tuổi, cả nam giới và phụ nữ đều có thể cải thiện tuổi thọ bằng cách cải thiện một số thói quen sinh hoạt. Đối với những người mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận có thể kéo dài tuổi thọ đáng kể bằng cách cải thiện và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Nghiên cứu cho thấy tác dụng kéo dài tuổi thọ của việc thay đổi thói quen sinh hoạt này đặc biệt rõ rệt ở những bệnh nhân mắc nhiều loại bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt. Ví dụ, một người mắc từ 3 bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt trở lên có thể tăng tuổi thọ của họ thêm 8,7 năm ở tuổi 50; 7,2 năm ở tuổi 65; và 3,8 năm ở tuổi 80.

Những thói quen sinh hoạt có lợi này bao gồm: ăn trái cây và cá tươi hàng ngày, ăn các sản phẩm từ sữa ít nhất 5 ngày trong tuần, tập thể dục ít nhất 1 giờ hoặc đi bộ ít nhất 30 phút một tuần, uống ít hơn 360ml rượu mỗi ngày, không hút thuốc và duy trì giấc ngủ hàng ngày từ 5,5 – 7,4 tiếng…

Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra việc cải thiện và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh không có nghĩa thay thế việc điều trị bệnh liên quan, lựa chọn tốt nhất đối với người mắc các bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt là cải thiện thói quen sinh hoạt khoa học hơn kết hợp duy trì điều trị bệnh.