Khi làm việc đa nhiệm (tức làm nhiều việc cùng lúc), bạn có thể cảm thấy mình rất giỏi và đa năng, cảm giác hiệu quả công việc tốt, thế nhưng kéo dài như vậy chính là cách khiến bộ não bị ‘trơ’, chỉ số IQ giảm trầm trọng.

Làm nhiều việc cùng lúc, IQ, trí nhớ và khả năng tập trung đều suy giảm (Ảnh: Internet)
Làm việc đa nhiệm, IQ, trí nhớ và khả năng tập trung đều suy giảm (Ảnh: Internet)

Trong thời đại thông tin, vấn đề làm việc đa nhiệm (multi-tasking) gần như đã trở nên phổ biến. Rất nhiều người có thói quen vừa làm việc vừa lên mạng kiểm tra tin nhắn, lên facebook, vừa nghe điện thoại vừa xem email, vừa họp vừa trả lời tin nhắn…

Làm quá nhiều việc cùng một lúc, bạn có thể cảm thấy mình rất giỏi và đa năng, cảm giác hiệu quả công việc tốt, thế nhưng theo nghiên cứu, khi con người đồng thời xử lý nhiều việc, làm cái này một chút, làm cái kia một chút, hiệu suất công việc lại giảm xuống. Tệ hơn nữa, IQ, trí nhớ và khả năng tập trung đều sẽ suy giảm. Giống như một chiếc máy tính bị ép xử lý quá nhiều việc cùng một lúc, sẽ có ngày nó bị ‘treo’…

Não không nên bị quá tải

Theo bài viết trên trang Motto, cơ thể và tâm trí của chúng ta không thể chịu được xử lý nhiều việc cùng lúc. Vì sao cùng lúc làm nhiều việc sẽ làm giảm độ chính xác và hiệu suất? Chúng ta có thể giải thích điều này bằng chức năng sinh lý của não.

Do khả năng dự trữ của các sợi thần kinh trong não rất ít, khi chúng ta suy nghĩ, giải quyết vấn đề hoặc ghi nhớ thì chất xám sẽ đòi hỏi bổ sung một lượng oxy ổn định, glucose và chất dinh dưỡng. Nếu vào lúc này mà bạn đồng thời sử dụng nhiều bộ phận của não thì cơ thể sẽ tự động đưa máu đến những khu vực này, nên chất dinh dưỡng mỗi bộ phận trong não nhận được đều sẽ bị ít đi. Có thể nói, số việc phải làm càng nhiều thì não sẽ càng thiếu linh hoạt.

Làm một so sánh đơn giản, giống như một người lính cửu hỏa cầm một vòi nước phun cùng lúc vào ba ngôi nhà đang bị cháy, nhưng lượng nước phun vào mỗi căn nhà đều không đủ để dập tắt ngọn lửa. Tốt hơn hết anh ta nên dập lửa ở từng nhà, rồi mới chuyển sang căn tiếp theo.

>>Xem thêm: 8 ảnh hưởng và lợi ích bất ngờ của âm nhạc đối với não bộ chúng ta

Làm việc đa nhiệm sẽ có hại cho não

Nghiên cứu phát hiện rằng thường xuyên làm nhiều việc cùng lúc sẽ khiến chất xám bị hao mòn, dẫn đến các tác dụng phụ như lo âu, thiếu tập trung, trí nhớ suy giảm v.v. Nghiên cứu cho thấy, khi con người nhận quá nhiều tin tức cùng lúc sẽ rất khó nắm được điểm quan trọng và loại ra những tin tức không quan trọng.

Thói quen làm việc đa nhiệm sẽ còn thay đổi cách thức hoạt động của não. Khi chúng ta đổi từ một việc này đang việc khác, thông tin mới sẽ kích thích não tiết ra dopamine khiến chúng ta cảm thấy hưng phấn, cứ kéo dài như vậy thì sẽ “nghiện” làm nhiều việc cùng lúc, chúng ta sẽ đắm chìm trong sự kích thích bởi việc thay đổi thông tin này, sẽ không thể tĩnh tâm lại để chuyên chú làm một việc nữa.

Làm thế nào để chuyên tâm?

Hãy tập thói quen nghiêm túc tập trung chính là cách bạn yêu quý bộ não của mình. Não có thể phát huy khả năng cao nhất trong trạng thái khỏe mạnh này, làm việc sẽ nhạy bén hơn. Thế nhưng khả năng tập trung là thứ cần phải được bồi dưỡng, dưới đây là một vài cách đơn giản:

1. Trước khi làm bất cứ việc gì, hãy nhắc nhở bản thân về tầm quan trọng của việc chuyên tâm.

2. Liệt kê các công việc trong một ngày hoặc một tuần tùy theo mức độ nặng nhẹ và ấn định thời gian cần thiết cho mỗi việc.

3. Bắt đầu từ việc quan trọng nhất, luyện tập cho bản thân mình không phân tâm làm cho xong theo thời gian đã ấn định, sau đó lại chuyển sang việc tiếp theo.

4. Quản lý tốt thời gian, làm chủ thời gian làm việc của bản thân, nắm vững thời gian của các tin nhắn trả lời. Ví dụ như, việc đầu tiên làm vào buổi sáng tốt nhất là đừng xem email để tránh bị nhiều thông tin không quan trọng làm phân tâm. Khi làm việc hãy học cách kiên nhẫn trước các tin tức trả về, dành những khoảng thời gian trống trong một ngày để xử lý thì tốt hơn.

5. Tạo cho mình một môi trường làm việc chuyên  nghiệp, cắt giảm các tác nhân làm phân tâm như tin nhắn, điện thoại… thậm chí là đóng cửa phòng làm việc để giải quyết dứt điểm các công việc, có các công cụ hỗ trợ ghi chép nhắc nhở hay các ý tưởng đột nhiên lóe lên…

Có thể bạn cảm thấy hưng phấn khi xử lý công việc, nhưng bộ nào thì đang liên tục phải cố gắng. Do vậy sau mỗi khoảng thời gian tập trung làm việc, hãy thưởng cho mình vài phút thư giãn để não xả stress. Kết hợp dinh dưỡng và thiền định, khí công sẽ làm cho bộ não của bạn được phục hồi nhanh chóng hơn.

Thành Kiên

Xem thêm: