Nhận thức chung cho rằng hút thuốc và uống rượu là nguyên nhân chủ yếu gây lão hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia gần đây phát hiện ra rằng tình trạng tâm lý mới là nguyên nhân hàng đầu.

nguyên nhân gây lão hóa nhanh
Cô đơn là một trong những nguyên nhân gây lão hóa chủ yếu nhất. (Ảnh: Zivica Kerkez/Shutterstock)

Thủ phạm gây lão hóa: Trạng thái tâm lý tiêu cực

Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Hồng Kông đã cùng thực hiện một thử nghiệm với 11.914 người trưởng thành trong cơ sở dữ liệu của Nghiên cứu Y tế và Hưu trí Trung Quốc (CHARLS) để xem xét tác động của các yếu tố khác nhau lên tuổi sinh học của mọi người. Dữ liệu bao gồm xét nghiệm máu, điều kiện sống, tình trạng tâm lý và tiền sử bệnh tật [1].

Kết quả phát hiện ra rằng các tình trạng như đột quỵ, bệnh gan và bệnh phổi có ảnh hưởng trung bình không quá 1,5 năm đến quá trình lão hóa sinh học.

Đối với những người khỏe mạnh, yếu tố hàng đầu liên quan đến lão hóa là do trạng thái tâm lý.

Những yếu tố khiến tuổi thọ có thể bị giảm gồm: Tâm lý không tốt sẽ già đi 1,65 tuổi; thói quen xấu sẽ già đi 1,25 tuổi. Các yếu tố phụ khác góp phần vào quá trình già hóa bao gồm: Giới tính là phái nam, sống ở khu vực nông thôn và người có tình trạng độc thân.

Các trạng thái tinh thần xấu bao gồm cảm thấy sợ hãi, tuyệt vọng, chán nản, không thể tập trung, không vui, cô đơn, bồn chồn..v.v. Chỉ số hạnh phúc của những người này thường rất thấp, chúng sẽ làm tăng tuổi sinh học của họ hơn các yếu tố khác, làm cho người ta già đi nhanh hơn. Trong tất cả các trạng thái tinh thần tiêu cực ở độ tuổi đó, cảm giác không vui khiến bạn già đi 0,35 tuổi và ngủ không yên giấc khiến bạn già đi 0,44 tuổi.

Stress image
Trạng thái tinh thần kém là nguyên nhân gây lão hóa nhiều nhất. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Đồng tác giả Manuel Faria của Đại học Stanford cho biết: “Tình trạng tinh thần và tâm lý xã hội là một trong những yếu tố dự báo mạnh nhất về sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nhưng yếu tố này phần lớn bị bỏ qua bởi các dịch vụ y tế hiện đại.” [2]

Tuổi sinh học lớn hơn, lão hóa nhanh hơn

Có sự khác biệt giữa tuổi sinh học và tuổi thực của con người. Tuổi sinh học cũng có thể tính toán được. Tiến hành nhập nhiều dữ liệu khác nhau của một người vào “đồng hồ lão hóa” này, bao gồm các chỉ số sinh hóa máu, huyết áp, nhịp tim, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống, lối sống, ..v.v. thì sẽ tính ra tuổi sinh học của người đó. 

Nếu tuổi sinh học nhỏ hơn tuổi thực có nghĩa là người đó già đi chậm lại. Ngược lại, nếu tuổi sinh học lớn hơn tuổi thực có nghĩa là người đó già đi nhanh hơn. Tuổi sinh học tăng cũng có liên quan đến tỷ lệ tử vong, nhiễm trùng do các nguyên nhân cũng như một số bệnh tật khác cao hơn.

Ngoài các yếu tố tâm lý như căng thẳng, cô đơn, sức khỏe tâm thần và nhận thức tiêu cực về lão hóa, còn có một số yếu tố tâm lý xã hội khác bao gồm: các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống [3], lối sống hiện đại [4]..v.v. tất cả đều có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của con người.

Những trạng thái tinh thần tiêu cực làm cho con người già đi

Tại sao các trạng thái tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tuổi sinh học của con người một cách mạnh mẽ như vậy? 

Tiết hormone stress: Khi các cảm giác tiêu cực tích tụ, hàng loạt các phản ứng khác sẽ xảy ra trong cơ thể, các chỉ số sinh lý cũng theo đó mà thay đổi. Khi căng thẳng, buồn bã, tiêu cực, cơ thể sẽ tiết ra những hormone stress, lúc này các tổn thương oxy hóa tiếp tục tăng cường, các gen liên quan đến lão hóa được kích thích và nhịp sống bình thường của con người trở nên tương đối không ổn định.

Khi bị căng thẳng, cơ thể con người sẽ tiết ra một lượng lớn Glucocorticoid, chất này làm tổn thương hầu hết các mô trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình lão hóa. 

Glucocorticoid có liên quan đến trí nhớ, nhận thức, gây ra những thay đổi biểu sinh trong DNA. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình methyl hóa DNA (quá trình thêm nhóm methyl vào phân tử ADN) ảnh hưởng đến lão hóa, dẫn đến xơ cứng động mạch và các vấn đề sức khỏe khác [5].

Các nghiên cứu trên động vật cũng đã chỉ ra rằng căng thẳng xã hội do cạnh tranh gây ra có thể dẫn đến quá trình lão hóa nhanh chóng [6]. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng, sự gia tăng tuổi sinh học do căng thẳng tích lũy suốt đời sẽ làm cho con người già đi 3,6 tuổi [7].

Tăng cường tổn thương oxy hóa trong cơ thể: Căng thẳng có thể làm tình trạng này trầm trọng hơn, làm ngắn các telomere DNA và dẫn đến lão hóa, tất cả những yếu tố trên có thể làm tăng tuổi sinh học của một người lên đến 10 tuổi [8]. Hơn nữa, các nghiên cứu về chấn thương thời thơ ấu và rối loạn căng thẳng sau chấn thương cũng chỉ ra quá trình lão hóa tăng tốc một phần là do căng thẳng đã tồn tại trong nhiều năm [9].

Dẫn đến tình trạng kháng insulin trong cơ thể [10]: Kháng insulin này sẽ đưa đến tình trạng viêm mãn tính và stress oxy hóa, đây là những cơ chế thúc đẩy quá trình lão hóa sinh học [11]. Kháng insulin tỷ lệ nghịch với chiều dài telomere của bạch cầu, khi kháng insulin tăng lên, chiều dài telomere sẽ có xu hướng giảm, từ đó lão hóa tế bào sẽ tăng lên [12].

thận yếu
Tinh thần tiêu cực cũng dẫn đến suy giảm chức năng thận. (Ảnh: Prostock-studio/ Shutterstock)

Suy giảm chức năng thận: Hơn nữa, trong các yếu tố sinh học máu được đưa vào “đồng hồ lão hóa”, có một yếu tố quan trọng là cystatin C, sự gia tăng của nó đánh dấu sự suy giảm chức năng thận. Và việc suy giảm chức năng thận này sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ chính làm tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong dân số nói chung [13]. Nồng độ cystatin C bất thường cũng có thể liên quan đến chứng trầm cảm mới khởi phát [14].

“Cảm xúc bất hạnh” đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây

Một điều đáng buồn là chúng ta ngày càng trở nên tồi tệ về mặt tinh thần, ngày càng cảm thấy ít hạnh phúc và luôn cảm thấy cô đơn.

Công ty nghiên cứu quốc tế Gallup, đã chỉ ra rằng trong 15 năm qua, sự bất hạnh của dân số toàn cầu đã tăng lên, và hiện nó đã đạt mức cao nhất trong mọi thời đại. Mọi người đang cảm thấy tức giận, buồn bã, đau đớn, lo lắng và căng thẳng hơn bao giờ hết. Nếu chỉ số trải nghiệm tiêu cực được đặt từ 0 đến 100, thì trong cuộc khảo sát năm 2006 mức độ bất hạnh của mọi người đã tăng lên 24 điểm, và thậm chí vào năm 2021 nó đã tăng lên đến 33 điểm [15].

Trong hơn 5 triệu cuộc phỏng vấn khảo sát của Gallup về hạnh phúc, mô tả về cuộc sống của người tham gia trên thang điểm từ 0 đến 10, trong đó 0 là cuộc sống tồi tệ nhất và 10 là tốt nhất.

So sánh khi cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 2006, và vào năm 2021, tức là 15 năm sau, những người cho rằng mình sống tốt nhất tăng 1,1 lần, còn những người sống cuộc sống tồi tệ nhất tăng 3,75 lần.

Theo cuộc khảo sát trực tuyến vào tháng 10/2020 của Đại học Harvard, kể từ khi sự bùng phát dịch bệnh coronavirus toàn cầu, cảm giác cô đơn của con người cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Các nguyên nhân được tiết lộ gồm: chứng kiến nhiều người tử vong sớm; một loạt các vấn đề nghiêm trọng về thể chất, cảm xúc như trầm cảm, lo lắng, bệnh tim, lạm dụng chất kích thích hay bạo lực gia đình.

Cách để thay đổi trạng thái tinh thần và giảm tuổi sinh học

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài việc cải thiện chế độ ăn uống, gần gũi với thiên nhiên, tập thể dục thường xuyên thì đối xử tốt với bản thân và người khác cũng có thể cải thiện trạng thái tinh thần của bạn, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa.

Sự tử tế được các chuyên gia định nghĩa là: Có thể cảm nhận được nỗi khổ của người khác và giúp họ giảm bớt đau khổ. Trái ngược với sự đồng cảm, lòng tốt không chỉ là biết và trải nghiệm trạng thái tinh thần của người khác, mà nó còn là động lực và hành động. Không chỉ vậy, lòng tốt còn bao gồm cả việc tử tế với chính mình [17].

Lòng tốt có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của con người theo nhiều cách. Cụ thể, nó được biểu hiện như giảm cảm giác cô đơn và cảm giác hạnh phúc sẽ mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ trong việc giảm nguy cơ tim mạch, các chỉ số viêm nhiễm và cải thiện bệnh tiểu đường.

cô đơn
Lòng tốt và sự hào phóng là cách tốt nhất để tạo ra những kết nối có ý nghĩa, giúp loại bỏ sự cô đơn, thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần. (Ảnh: Sanaa Ali/ Pexel)

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Transition Psychiatry, bao gồm 10 năm theo dõi 1.090 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, theo dõi các tác động về thể chất và tinh thần của những người tham gia nghiên cứu trong việc đối xử tốt với bản thân và người khác. Kết quả cho thấy những người luôn đề cao lòng tốt và tốt với người khác cũng có mức độ cô đơn thấp hơn sau nhiều năm.

Nếu một người ban đầu không tử tế với bản thân và người khác, nhưng sau đó họ đã thay đổi, thì sức khỏe tâm thần sau đó cũng sẽ được cải thiện.

Ngoài ra, với người dưới 60 tuổi. Trong thời gian điều tra, nếu lòng tốt với bản thân và người khác tăng lên đáng kể thì cuối cùng họ cũng khỏe mạnh hơn. Những tác động tích cực của lòng tốt đối với sức khỏe còn lớn hơn những tác động tiêu cực của việc hút thuốc và uống rượu. Trạng thái tinh thần kém làm tăng tốc độ lão hóa nghiêm trọng hơn so với hút thuốc, những phát hiện của nghiên cứu này đã lặp lại vấn đề nêu ở đầu bài báo.

Bởi vì những suy nghĩ tốt và hành động tốt có thể tăng cường kết nối với người khác và khiến mọi người không cảm thấy bị đe dọa. Họ thậm chí có thể nhận được nhiều phản hồi nồng nhiệt từ bên kia. 

Ngoài ra, lòng tốt và lòng trắc ẩn đối với bản thân và người khác phản ánh khả năng đồng cảm, khả năng hiểu được cảm xúc và quan điểm của người khác. Điều này sẽ giúp mọi người xây dựng các mối quan hệ xã hội có giá trị hơn.

Trầm cảm, lo lắng, căng thẳng đã gia tăng và an sinh xã hội đã giảm xuống trong thời kỳ hậu đại dịch.

Một nghiên cứu liên quan đến người lớn ở 21 quốc gia và khu vực trong bối cảnh đại dịch coronavirus mới cũng chứng minh tác dụng bảo vệ chung của lòng tốt đối với con người. Ngoài lòng trắc ẩn đối với bản thân và người khác, lòng tốt trong nghiên cứu này còn bao gồm lòng trắc ẩn từ người khác, đây cũng là ba hướng dòng chảy của lòng tốt [20]. 

Kết quả cho thấy khi lòng tốt với bản thân và người khác càng mạnh thì người đó càng ít đau khổ về tâm lý và có cảm giác an toàn xã hội cao hơn. Nếu một người có thể có lòng trắc ẩn với người khác, thì bệnh trầm cảm của chính họ cũng thấp hơn. Nếu họ có lòng trắc ẩn với bản thân, họ sẽ giảm bớt trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Đặc biệt, lòng nhân ái từ những người khác có thể xoa dịu nỗi sợ lây nhiễm virus và tăng cường an sinh xã hội.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những người có thể cảm nhận nỗi đau của ai đó hay của xã hội nhưng không biết thực sự phải làm gì thì nó thậm chí còn có thể làm tăng cơn đau chứ không phải làm giảm nó. Vì vậy, lòng trắc ẩn hay sự đồng cảm thôi chưa đủ, mà bạn nên hiện thực hóa nó thành hành động, điều này là vô cùng có lợi ích. 

Những người thường xuyên thiền định và duy trì tình yêu thương và lòng tốt đối với người khác có các telomere DNA dài hơn và ít có khả năng bị lão hóa hơn [21].

Meditation2
Những người thường xuyên thiền định và duy trì tình yêu thương và lòng tốt đối với người khác có các telomere DNA dài hơn và ít có khả năng bị lão hóa hơn. (Ảnh: Minghui.org)
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Trúc Nhi/ Theo Epoch Times