Có nghiên cứu cho rằng ngủ trưa giúp tăng khả năng ghi nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng lại cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thực ra vấn đề này liên quan đến thời gian bạn ngủ. Vậy một giấc ngủ trưa tốt cho sức khỏe nên là bao lâu?

Bài viết của bác sĩ y học thể thao Gabe Mirkin, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

ngủ trưa
Ngủ trưa từ 10 phút đến 2 giờ là tốt cho sức khỏe và có thể bảo vệ trí nhớ cùng các chức năng khác của não, miễn là bạn không ngủ quá nhiều vào ban đêm (tổng cộng không quá 8 giờ). (Ảnh: Shuterstock)

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Heart đã theo dõi 3.462 người trong độ tuổi từ 35 đến 75 trong 5 năm. Kết quả phát hiện ra rằng những người ngủ trưa 1 đến 2 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn nhiều, trong khi những người ngủ trưa thường xuyên hơn 2 lần một tuần có cùng nguy cơ mắc bệnh tim như những người không ngủ trưa.

Họ giải thích kết quả kỳ lạ này rằng: Những người có thói quen ngủ trưa thường là người lớn tuổi, nam giới, hút thuốc lá và béo phì, những người này vốn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Những người này cũng thường ngủ lâu hơn vào ban đêm.

Khi họ loại bỏ những người có nguy cơ đau tim cao này khỏi dữ liệu, những người ngủ nhiều hơn 2 giấc mỗi tuần không bị tăng nguy cơ đau tim.

Ngủ trưa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim không?

Tần suất giấc ngủ trưa tăng dần theo độ tuổi, có tới 70% người lớn tuổi trên toàn thế giới ngủ trưa. Một đánh giá về các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy sự bất đồng to lớn về việc ngủ trưa là có lợi cho sức khỏe hay có hại. Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) tóm tắt các nghiên cứu khác nhau cho thấy thói quen ngủ trưa:

  • Ít có nguy cơ chết vì đau tim hơn
  • Tăng nguy cơ tử vong do đau tim
  • Có khả năng bị đau tim như những người không ngủ trưa

Hầu hết tất cả các nghiên cứu về ngủ trưa và nguy cơ đau tim chỉ là quan sát, so sánh những người ngủ trưa với những người không ngủ trưa. Loại nghiên cứu này có thể cho thấy mối liên hệ, nhưng chúng không cho thấy mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.

Giấc ngủ cải thiện chức năng não như thế nào

Khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ, đôi mắt của bạn tĩnh lặng, được gọi là giấc ngủ Không chuyển động mắt nhanh (NREM). Sau đó, mắt của bạn bắt đầu di chuyển nhanh chóng từ bên này sang bên kia, được gọi là giấc ngủ Chuyển động mắt nhanh (REM).

Trong khi ngủ, bạn di chuyển qua lại giữa giấc ngủ REM và NREM. Giấc ngủ REM giúp phục hồi trí nhớ và các chức năng khác của não. Giấc ngủ REM tăng lên rõ rệt sau khi thức nhiều giờ và sau khi tập thể dục.

Khi bạn ngủ, các dây thần kinh trong não tái tạo, bằng chứng là tăng phân chia tế bào, tổng hợp protein mới và loại bỏ chất thải phân hủy từ quá trình trao đổi chất của não. Có bằng chứng cho thấy rằng bạn học hầu hết những kiến thức mới khi còn thức, nhưng bạn xử lý kiến ​​thức đó và học cách tận dụng nó tốt hơn ngay sau khi thức dậy. Khi bạn bỏ lỡ thời gian ngủ bình thường của mình, bạn sẽ mất một phần khả năng hồi tưởng và ghi nhớ mọi thứ. Tôi học được điều này vào năm lớp 7, khi thấy rằng tôi có thể nhớ mọi thứ tốt hơn khi thức dậy sau một giấc ngủ ngắn. Kể từ đó, tôi luôn chợp mắt trước khi đọc và viết.

Ngủ trưa như thế nào để cải thiện trí nhớ

Trong một nghiên cứu tại Đại học Saarland ở Đức, một giấc ngủ ngắn từ 45 đến 60 phút giúp cải thiện trí nhớ từ đơn lên gấp 5 lần. Những kết quả này được hỗ trợ bởi sự thay đổi của sóng não khi ngủ trong các bài kiểm tra sóng não EEG, cho thấy rằng trí nhớ được cải thiện tốt hơn. Những giấc ngủ ngắn trong 10 phút có thể khôi phục trí nhớ và sự tỉnh táo.

Nói chung, những người ngủ trưa hơn 2 giờ một ngày có thể bị mất trí nhớ được gọi là suy giảm nhận thức, trong khi những người ngủ trưa ít hơn 2 giờ một ngày sẽ cải thiện trí nhớ. 

Ngủ trưa có thể có tác dụng phụ là cản trở giấc ngủ ban đêm bình thường. Do vậy, thời gian ngủ ngắn tốt nhất cho trí nhớ là sau khi ăn trưa, từ giữa trưa đến 3 giờ chiều.

Ngủ trưa như thế nào để có lợi cho cơ thể?

Nhìn chung, ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe, nhưng có những người vì tim và não bị tổn thường nên cần ngủ thêm nhiều hơn. Ngủ quá nhiều thường là một dấu hiệu của bệnh tim và não nghiêm trọng.

Gợi ý của tôi là:

  • Ngủ trưa từ 10 phút đến 2 giờ là tốt cho sức khỏe và có thể bảo vệ trí nhớ cùng các chức năng khác của não, miễn là bạn không ngủ quá nhiều vào ban đêm (tổng cộng không quá 8 giờ).
  • Thời gian ngủ trưa thân thiện với trí nhớ nhất là sau bữa trưa.
  • Nếu bạn nhận thấy ngoài việc ngủ nhiều hơn 6 giờ vào ban đêm, bạn còn thường xuyên phải ngủ trưa hơn 2 giờ vào ban ngày, bạn có thể cần làm xét nghiệm để xem mình có mắc bệnh lý gây hại cho não hoặc cơ thể nào không.
  • Chợp mắt 1-2 giờ sau khi tập thể dục căng thẳng để giúp não và cơ bắp phục hồi nhanh hơn.
  • Một số nghiên cứu cho thấy rằng bạn sẽ đạt hiệu quả hơn tốt trong việc thực hiện công việc xử lý suy nghĩ và ghi nhớ sau khi bạn thức dậy từ một giấc ngủ ngắn, hoặc vào buổi sáng sau một đêm ngon giấc.

Tác giả bài viết: 

Bác sĩ y học thể thao, chuyên gia thể dục và người dẫn chương trình radio lâu năm Gabe Mirkin, mang đến cho bạn tin tức và lời khuyên cho lối sống lành mạnh. Bác sĩ Mirkin đã tốt nghiệp Đại học Harvard và Đại học Y khoa Baylor, ông cũng là một bác sĩ có thâm niên hơn 50 năm và là người dẫn chương trình trò chuyện trên đài phát thanh trong 25 năm. Ông là một trong số rất ít bác sĩ được hội đồng chứng nhận về 4 chuyên khoa: Y học thể thao, Dị ứng và Miễn dịch học, Nhi khoa và Miễn dịch học Nhi khoa.

Chu Lỵ/ Theo Epoch Times