Các bạn yêu thích ca hát cần lưu ý! Tốt nhất là đừng hát quá lâu, quá cao, nếu cảm thấy khó chịu hay mệt mỏi thì nên nhanh chóng nghỉ ngơi. Mới đây, tại tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) có một người đàn ông hát karaoke đến mức thủng phổi.

Được biết, người đàn ông họ Huỳnh này đi hát karaoke cùng bạn vào buổi tối hôm trước, không ngờ sau khi hát hơn 10 bài ở tông cao, ông này đột nhiên có cảm giác đau ở phổi. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện thấy ông này bị vỡ phế nang trái, thổi trái bị nén khoảng 30% gây tràn khí màng phổi, hay còn được gọi là thủng phổi.

Ông Huỳnh (65 tuổi) cho biết, tối ngày hôm đó mọi người rất vui, ông cũng khá kích động, ông thường hát những bài hát cổ điển và hoài cổ, nhưng dù là những bài mà bình thường quen hát thì tối hôm đó cũng không hát nổi, sau khi lên nốt cao thì cảm thấy khó thở.

Sau khi về nhà, ông Huỳnh bắt đầu cảm thấy khó chịu ở lồng ngực và có cảm giác đau như bị kim châm, vì thế ngày hôm sau ông vội vàng đến bệnh viện kiểm tra.

Bác sĩ phát hiện thấy trước đó ông Huỳnh đã gặp vấn đề nhẹ về phổi, bên trong phổi có một túi khí lớn, cộng thêm việc ông đã hát trong một thời gian dài và có những thói quen xấu như hút thuốc, điều này đã gây vỡ phổi và tràn khí màng phổi.

Các bác sĩ cho biết, khi hát mà đặc biệt là hát tông cao, phải lấy hơi dài, nếu cứ hát như vậy lâu ngày, những người mà phổi có khiếm khuyết nhiều lần lấy hơi sẽ khiến phần phổi yếu bị vỡ.

Những người cao gầy như ông Huỳnh, bẩm sinh không được khỏe, có thể sẽ khiến tính đàn hồi của thành phổi kém đi, dễ bị giãn và hình thành bóng khí phổi.

Những người này hễ phổi phải hoạt động nhiều như vận động mạnh, lấy hơi, hát lớn tiếng, ho mạnh v.v… xác suất gây tràn khí màng phổi là khá lớn.

Sau một tuần trị liệu, ông Huỳnh đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và dần hồi phục.

Các chuyên gia nhắc nhở chúng ta rằng, nếu khi hát mà đột nhiên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc một bên tay chân bị tê, méo miệng v.v.. thì nên lập tức đến bệnh viện, để tránh hậu quả đáng tiếc

Minh Ngọc

Xem thêm: