Thói quen ăn uống không điều độ lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày. Cùng với việc điều trị, cần ghi nhớ 6 điểm này để cải thiện tình trạng dạ dày của bạn.

chế độ ăn uống cho người đau dạ dày
Ngoài việc điều trị thường xuyên, người đau dạ dày cần có một chế độ ăn uống lành mạnh. (Ảnh: Pixabay)

1. Tập trung vào thức ăn dễ tiêu

Đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày, tốt nhất nên ăn 3 bữa một ngày với thức ăn dễ tiêu, chẳng hạn như một số món súp và cháo. Nếu ở giai đoạn viêm dạ dày cấp tính, bệnh nhân có thể nhịn ăn một cách thích hợp. Sau khi cải thiện một chút, hãy ăn một số thức ăn lỏng như cháo hoặc tinh bột củ sen.

Nếu như trong tình trạng ổn định, thì 3 bữa ăn vẫn là nên ăn đồ dễ tiêu hóa, chẳng hạn như một số thức ăn nửa lỏng, hoặc một số thức ăn mềm, ít bã.

2. Kiểm soát lượng thức ăn hấp thụ

Lượng ăn trong mỗi bữa ăn cần được kiểm soát hợp lý, không nên ăn quá no hoặc ăn kiêng quá mức. Nếu bệnh ổn định, mỗi bữa vẫn giữ các bữa ăn đầy đủ, có thể bổ sung thêm một ít táo và các loại trái cây khác giữa các bữa ăn. Nếu vào các giai đoạn cấp tính, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi bệnh.

3. Giảm việc sử dụng gia vị

chế độ ăn uống cho người đau dạ dày
Ăn quá mặn có thể dẫn đến tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ làm tăng tính nhạy cảm với các chất gây ung thư, dẫn đến ung thư dạ dày. (Ảnh: YanaMaslova/ Shutterstock)

Nên giảm tất cả các loại gia vị khi nấu ăn. Khi chế biến các món xào thì đặc biệt chú ý không nên dùng mỡ động vật, bên cạnh đó lượng dầu ăn cũng nên giảm bớt lại.

Ngoài ra, tất cả các gia vị như muối, nước tương hay nước nắm cũng phải hạn chế một cách tối đa. Bên cạnh đó, các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu cũng không nên dùng, nếu không sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị kích thích mạnh và tình trạng viêm hang vị sẽ càng trầm trọng hơn.

4. Ăn đúng giờ

Ba bữa ăn nên được quy định theo một mốc thời gian cố định và đều đặn, nếu lặp lại thường xuyên có thể hình thành phản xạ có điều kiện, thúc đẩy quá trình tiết dịch vị, giảm gánh nặng và cải thiện chức năng của dạ dày. Khoảng cách giữa các bữa ăn cũng không nên quá dài và quá lâu. Nếu không sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, từ đó làm bệnh nặng thêm.

5. Ăn chậm, nhai kỹ

Khi ăn không được nuốt vội vàng. Nếu thức ăn không được nhai kĩ, nó sẽ không được hòa trộn tốt với nước bọt trong miệng, điều này làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Nếu nhai kỹ khi ăn, miệng sẽ tiết ra nhiều nước bọt và làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Không chỉ có thể giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn.

6. Nhiệt độ thức ăn phù hợp

Dù là loại thức ăn nào thì nhiệt độ cũng cần được chú trọng, không được quá nóng. Thức ăn quá nóng có thể gây bỏng niêm mạc dạ dày, niêm mạc miệng và thực quản. Đồ ăn lạnh cũng như thế, việc ăn đồ lạnh sẽ khiến dạ dày co thắt bất thường, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến dạ dày. Không chỉ làm giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày mà còn khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Nói chung, khi đã mắc bệnh viêm dạ dày, người bệnh phải thực hiện tốt việc điều hòa chế độ ăn uống. Không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm dễ gây nóng khí, nạp nhiều thực phẩm có tác dụng bồi bổ dạ dày như bí đỏ, kê, khoai mỡ..v.v 

Tuy thực phẩm không thể đóng vai trò trong việc điều trị dứt điểm bệnh viêm dạ dày. Nhưng đối với bệnh nhân viêm dạ dày, ngoài việc điều trị của bác sĩ, thì thực phẩm phù hợp sẽ đóng vai trò trong việc làm thuyên giảm và giúp duy trì sức khỏe của dạ dày.