Từ khi nhiều nước triển khai tiêm vắc-xin đến nay, không ít người xuất hiện các tác dụng phụ như đau đầu, sốt, ho, toàn thân đau nhức, tiêu chảy nghiêm trọng. Gần đây, một nhóm bác sĩ tại Mỹ đã chú ý đến một tình huống không bình thường: Một số người tiêm vắc-xin của Moderna không lâu, xung quanh chỗ tiêm liên tiếp xuất hiện các vết mẩn đỏ lớn. 

Gần đây, 11 bác sĩ Mỹ đã cùng viết một bức thư chung cho Tạp chí Y học New England, báo cáo có ít nhất 12 người bệnh sau khi tiêm chủng vắc-xin của Moderna đã phát hoảng khi xuất hiện mụn đỏ. Những mụn đỏ này ban đầu xuất hiện ở chỗ tiêm trên tay, giống như triệu chứng viêm da và phát ban, có người còn mọc mụn nước, cảm giác đau, ngứa, cứng. Vết ban của một số người thậm chí còn có màu tím, màu đen. Một số người có mụn đỏ lan từ cánh tay đến các chỗ khác như cùi chỏ.

Screen Shot 2021 03 07 at 5.26.03 AM
Phát ban đỏ sau khi tiêm vắc-xin (Ảnh: Chụp màn hình trang nejm)

Người đàn ông gốc Hoa nổi mụn khắp người sau khi tiêm chủng

Theo West Canada Weekly đưa tin, một người đàn ông Canada gốc Hoa, sau khi tiêm chủng vắc-xin đã gặp phải tác dụng phụ nổi mụn đỏ nghiêm trọng.

Người đàn ông gốc Hoa này cho biết, gần đây, ngày thứ 7 sau khi ông đã tiêm xong một mũi vắc-xin Moderna, sau lưng đột nhiên xuất hiện nhiều mụn đỏ, ban đầu chỉ cảm thấy có chút ngứa, nhưng những mụn đỏ này rất nhanh lan ra khắp tứ chi, trên đùi, giống như “hoa nở khắp nơi”. “Giống như đánh chuột đất, hôm nay ngứa chỗ này, mai lại chuyển sang ngứa chỗ khác.”

Một tuần sau, người đàn ông này cuối cùng không chịu nổi đành phải cầu cứu bác sĩ, nhưng xét nghiệm máu thì tình hình mọi thứ bình thường. Bác sĩ cho biết “chỉ có thể dựa vào hệ thống miễn dịch để từ từ chống đỡ.”

Người đàn ông này đành phải tự chịu đựng một tuần, nhưng vết đỏ vẫn như cũ. Ông lại đi khám ở phòng khám dị ứng, bác sĩ nói là tác dụng phụ của vắc-xin, nên đã kê cho ông thuốc mẫn cảm trong 2 tuần. 

Nhờ uống thuốc chống dị ứng trước và được sự khuyến khích của bác sĩ, người đàn ông này đã tiêm mũi vắc-xin thứ 2 trong lo lắng. Ông cho biết, khoảng 1 tháng thì vết ban đỏ mới có chuyển biến tốt. 

Ban đỏ rất đau sau khi người phụ nữ ở California được tiêm vắc-xin

Theo The Sun, Amelia Brown, một phụ nữ ở California sau khi tiêm vắc-xin của Moderna, cũng bị các mụn đỏ tấn công. Cô cho biết, ngày 11/1, cô đã tiêm một liều vắc-xin Moderna, khi đó không xảy ra vấn đề gì, cô còn cảm thấy may mắn vì không gặp tác dụng phụ.

Tuy nhiên, sau đó một tuần cô bắt đầu phát hiện chỗ tiêm vắc-xin trên cánh tay xuất hiện một cục mẩn đỏ, rồi chuyển vừa đỏ vừa sưng. “Bạn có thể sờ thấy nó nhô lên,” cô Amelia Brown cho biết. 

Tình trạng xấu đi trong 24 giờ đồng hồ. “Từ kích cỡ khoảng đồng xu, nó lớn bằng khoảng quả bóng chày. Hơn nữa rất sưng, chạm vào cảm giác bỏng, nó cũng rất ngứa. Tôi mặc áo khoác, áp lực do quần áo chèn vào khiến cho vết sưng rất đau.”

Amela lo sợ nên đã đi khám bác sĩ, bác sĩ kiến nghị cô có thể sử dụng thuốc kháng Histamine hoặc Tylenol để giảm đau, không nên bỏ liều vắc-xin thứ hai.

Tuy nhiên Amelia cho biết, cô cảm thấy lo lắng và sợ hãi, không xác định bản thân có nên đi tiêm mũi vắc-xin thứ hai không.

Ngoài 2 trường hợp nói trên, còn có nhiều người cho biết cũng xuất hiện tình huống tương tự. Ví dụ, một cô gái ở Mỹ cho biết: “Nó vừa đỏ vừa ngứa, mỗi ngày biến thành to hơn, tôi không thể không dùng bút để khoanh tròn nó lại, để xác nhận tiến triển mỗi ngày của nó.”

Theo trang Sydneytoday, một phụ nữ người Canada gốc Hoa nói rằng sau khi cô tiêm vắc-xin của Pfizer thì xuất hiện các triệu chứng tương tự, bắt đầu từ chỗ tiêm, cả một vùng mụn đỏ ngứa, liên tục lan ra tứ chi.

Cùng với việc “ngày càng nhiều người có tác dụng phụ, không ít chuyên gia y tế và truyền thông đã chú ý đến, một số truyền thông gọi tình huống này là “COVID Arm” (virus cánh tay).

Có bác sĩ cảnh báo: “Không nên nhầm loại phát ban này với nhiễm trùng da. Các phản ứng dị ứng chậm trễ rất dễ bị bệnh nhân hoặc thậm chí bác sĩ nhầm với nhiễm trùng da. Nhưng trên thực tế, loại phát ban này không lây nhiễm, càng không nên dùng kháng sinh để điều trị.”

Người Trung Quốc xuất hiện mẩn đỏ sau khi tiêm vắc-xin của Sinovac 

Ngày 1/3, một người dân tại Bắc Kinh đăng bài viết trên mạng nói rằng chồng của cô sau khi tiêm vắc-xin, không những sốt cao liên tục mà toàn thân phát ban đỏ. 

p2888751a646197125 e1614834259696
Một cư dân Bắc Kinh đã đăng trên Weibo tiết lộ phản ứng dị ứng nghiêm trọng của chồng mình sau khi được tiêm vắc-xin trong nước (Ảnh: Weibo)

Ngày 1/3, một tài khoản Weibo Đại Lục có tên “Vĩnh viễn bảo vệ Phúc Phi của bạn” đã đăng bài tiết lộ một số phản ứng nghiêm trọng sau khi chồng cô được tiêm vắc-xin corona mới. Trong bài viết, trước tiên cô khẳng định vợ chồng cô không bị dị ứng và chưa từng có phản ứng dị ứng với bất cứ thứ gì trong quá khứ. 

Ngày 17/2, vợ chồng cô được tiêm mũi vắc-xin virus Vũ Hán đầu tiên, tại một đơn vị được chỉ định của khu dân cư. 

Ngày 23/2, chồng cô bắt đầu nổi một nốt mẩn đỏ nhỏ, lúc đó cô không quan tâm đến điều này. Nhưng đến ngày 24/2, chồng cô bắt đầu lên cơn sốt, sốt cao từ 38,5 độ trở lên, các nốt mẩn ngứa trên người bắt đầu mọc lên nhiều hơn

Ngày 26/2, chồng cô sốt cao kéo dài, những nốt mẩn ngứa trên người bắt đầu nổi thành từng mảng. 

Ngày 27/2, chồng cô cũng nổi các nốt mẩn đỏ ở ngực, lưng, eo, mông, tay, chân, và không hạ sốt, toàn thân đau ngứa, đêm không ngủ được.

Ngày 28/2, hai vợ chồng đến bệnh viện khám, một thanh niên đứng xếp hàng phía trước họ cũng xuất hiện ban đỏ sau khi tiêm chủng vắc-xin, tình trạng có vẻ còn nghiêm trọng hơn chồng cô. Khắp người đều và ban đỏ. 

Người phụ nữ này cho biết, loại vắc-xin mà chồng cô tiêm là của công ty Sinovac Biotech và tin rằng đó là vắc xin bất hoạt do Tập đoàn Sinopharm phát triển.

Tô Phi, Vision Times