Sử dụng các thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài dẫn đến nhiều bệnh về mắt cũng như lão hóa mắt. “Học thuyết ngũ luân” trong y học cổ truyền tin rằng con mắt và sức khỏe của ngũ tạng có liên quan đến nhau.

mat 1
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, hãy bảo vệ và chăm sóc đôi mắt của bạn thật khỏe mạnh nhé. (Ảnh: Kalcutta/ Shutterstock)

Ứng dụng học thuyết Ngũ luân trong Nhãn khoa Trung Y

Ông Jonathan Liu, giáo sư y học cổ truyền Trung Quốc tại Đại học Công lập Canada, chia sẻ rằng Hoàng đế Nội kinh đề cập đến đôi mắt, từ mí mắt bên ngoài đến các kết cấu bên trong, thuộc về các tạng phủ khác nhau, điều này có liên quan đến ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và ngũ tạng (tâm, tỳ, phế, thận, can). Thuyết Ngũ luân là học thuyết giải thích về giải phẫu, sinh lý, bệnh lý của mắt, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt.

Học thuyết ngũ luân
Học thuyết Ngũ luân trong khám chữa mắt (Ảnh: Epoch Times)

Huyết luân: Trong ngoài khóe mắt thuộc huyết luân, tương ứng với tâm, tâm chủ về huyết nên gọi là huyết luân. Quan sát số lượng mạch máu ở khóe mắt trong và ngoài, thể hiện tâm kinh hữu nhiệt hay không và có tình trạng tâm huyết hư không.

(Ghi chú: Chứng Tâm huyết hư là chỉ chứng bệnh gây nên Tâm huyết bất túc, biểu hiện là: Tâm thần không yên phần nhiều do mắc bệnh lâu ngày, thể lực yếu, sự sinh hóa kém, hoặc do thiếu máu hoặc do mệt nhọc về tinh thần quá độ làm tổn thương Tâm huyết… Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp, sợ sệt, Tâm phiền mất ngủ hay mê, dễ sợ hãi, chóng quên, hoa mắt chóng mặt, sắc mặt không tươi. Môi, lưỡi nhợt, mạch Tế Nhược.)

Tâm chủ thần minh, mắt là do tâm. Trong trung y vọng mắt tìm thần là căn bản của lý luận chẩn đoán đông y. Nếu tâm thần rối loạn thì mắt không nhận ra người. Tâm bất ngờ sợ hãi sinh ra ảo giác, nếu tâm dương bất túc thần quang không thể phát ra thì gây cận thị.

Khí luân: Tròng trắng mắt, tương ứng với phế, đại biểu cho khí huyết. Nếu tròng trắng xuất hiện tia máu hoặc đốm xanh lam cục bộ, hãy chú ý xem phế có vấn đề gì không.

Phế lấy khí làm gốc, khí hòa mắt tinh. Có câu “phế chủ khí, khí điều tắc dinh vệ tạng phủ vô bệnh”. Phế khí điều hòa thì mắt nhìn rõ vạn vật, chức năng phế chủ khí bất túc thì mắt nhìn tối không rõ.

Phong luân: Tròng đen mắt, tương ứng với can. Can bổ trợ cho mắt, can huyết hư (chứng hư chỉ vấn đề suy nhược) sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt. Ví dụ, nếu có bất thường về thị giác, nhìn hình ảnh bị biến dạng, muỗi bay, thậm chí mù lòa thì cần xem liệu có liên quan đến can hay không.

(Ghi chú: Chứng tâm can huyết hư thường do nguồn sinh hóa bất túc, huyết trong mạch máu hao tổn, tâm can mất tác dụng tàng chứa, các khiếu lưu thông không được nuôi dưỡng, làm tinh thần không yên, hoặc do ốm đau lâu ngày, hoặc do già yếu mệt nhọc, hoặc do chứng xuất huyết kéo dài. Chứng tâm can huyết hư thường xuất hiện các bệnh như: mất ngủ, hồi hộp, chóng mặt…)

Can khai khiếu ra mắt. Nếu can mất đi chức năng thì mắt nhìn sự vật mờ, thị lực mỏi, hao tổn, trong mắt khô đỏ, quáng gà, mạch máu kết mạc căng dãn. Can khí thông lên mắt, can khỏe mạnh thì mắt có thể phân biệt được màu sắc sự vật. Nếu can bạo nộ ưu uất thì mắt đột ngột mù.

Thủy luân: Con ngươi ở giữa mắt tương ứng với thận khí, thận khí bất túc và suy nhược có thể khiến thị lực bất thường và ảnh hưởng đến thị giác. Thận chủ tàng tinh, tinh thông minh mục. Thận tinh sung mãn thì mắt được nuôi dưỡng thì nhìn sự vật rõ. Sự thịnh suy của tinh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thị giác.

(Ghi chú: Chứng thận tinh bất túc nguyên nhân là do tiên thiên bất túc, hậu thiên nuôi dưỡng không đủ hoặc do lao thương quá độ dẫn đến thận tinh suy tổn, tuỷ hải rỗng không, đối với trẻ em thì phát dục chậm, đối với người lớn thì chưa già đã yếu, chân tay mềm yếu mà sinh ra bệnh. Bệnh nhân thường chóng mặt ù tai, lưng gối yếu mỏi, dương nuy, không thụ thai, đối với trẻ em thì phát dục chậm, chậm lớn, trí khôn kém, khớp xương mềm yếu, thóp mụ lâu không kín, đối với người lớn thì chóng già yếu, hai chân yếu mỏi, đi lại khó khăn, tinh thần đần độn, đi đứng chậm chạp, mạch tế vô lực…)

Thận chủ tàng tinh, tinh thông minh mục. Thận tinh sung mãn thì mắt được nuôi dưỡng thì nhìn sự vật rõ. Sự thịnh suy của tinh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thị giác.

Nhục luân: Mi mắt (bao quát da, cơ nhục, sụn mi và kết mạc mi) thuộc tỳ. Tỳ chủ vận hóa, vận chuyển tinh lên mắt. Nếu tỳ mất kiện vận thì tinh vi hóa sinh bất túc, mắt mất đi sự nuôi dưỡng thì mắt mờ nhìn sự vật không rõ. Tỳ chủ cơ nhục, mí mắt đóng mở. Tinh khí tỳ sung dưỡng thì mí mắt tự đóng mở, nhãn cầu chuyển động linh hoạt. Nếu tỳ khí bất túc thì cơ nhục thất dưỡng gây sụp mí mắt. Ví dụ, bệnh nhược cơ (Myasthenia gravis) được coi là một phần của rối loạn dẫn truyền tại các điểm nối thần kinh. Tuy nhiên, theo Trung y nhìn nhận, cần bổ tỳ vị trước để điều trị bệnh nhược cơ, đương nhiên hiệu quả là rất tốt.

Hoàng đế Nội kinh có đề cập đến học thuyết Ngũ luân, nghĩa là tinh khí của lục phủ ngũ tạng là tập trung vào đôi mắt. Tất nhiên, hệ thống kinh lạc cũng liên quan trực tiếp đến mắt.

mat 2
Ánh sáng mạnh từ các thiêt bị điện tử có thể gây khó chịu cho mắt và ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực. (Ảnh: My Life Graphic/  Shutterstock)

Nguyên nhân gây lão hóa mắt: thương khí, thương âm

Người thời nay thường bị khô mắt, thậm chí là lão hóa sớm, điều này có liên quan đến công nghệ hiện đại. Vào thời cổ đại, mặt trời lên thì bắt đầu làm việc, đến khi mặt trời lặn thì nghỉ ngơi, về cơ bản không thức khuya và cũng không dùng thiết bị điện tử. Con người hiện đại thường sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài vì những lý do như học tập, xem phim, chơi game… điều này thực sự có hại cho mắt.

Theo quan điểm của Trung y, có hai khía cạnh:

1. Dương: Liên quan đến năng lượng sống như nguyên khí, chân khí.

Hiện nay, bệnh đục thủy tinh thể ngày càng trẻ hóa. Đục thủy tinh thể là do tiêu thụ quá nhiều năng lượng, sớm muộn cũng sẽ khiến chân khí suy nhược, tổn thương khí huyết. Ông Jonathan Liu chỉ ra, đặc biệt là thận khí, thận khí mạnh hay yếu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống khúc xạ của cơ thể người, mà hệ thống khúc xạ lại có liên quan đến sự lão hóa và sử dụng quá mức của con người. 

mat duc thuy tinh the tre
Mắt của một cô gái trẻ bị bệnh đục thủy tinh thể. (Ảnh: sruilk/ Shutterstock)

2. Âm: Là khí huyết chảy trong huyết quản, dịch cơ thể, cùng với tinh hoa của nguyên khí, như thận tinh.

Khi mắt thường xuyên nhìn thẳng vào vật sáng, không chỉ các cơ quanh mắt bị co rút mà còn khiến mắt bị khô. Vì nhìn lâu mọi vật rất dễ quên chớp mắt, điều này sẽ khiến mắt bị mất nước, nước trong mắt chính là dịch cơ thể. Về lâu dài, mắt sẽ tổn thương âm (huyết, tinh, dịch) trong cơ thể, chúng đang không ngừng chảy để tiến hành trao đổi, do đó, chỉ cần một trong ba loại này bị tổn thương thì lâu dần cả ba sẽ đều bị tổn thương.

2 phương pháp để đẩy lùi lão hóa mắt

Vấn đề lão hóa mắt của người hiện đại đang có xu hướng trẻ hóa, ông Jonathan Liu nhắc nhở rằng nên tránh mệt mỏi quá độ, bao gồm cả công việc thể chất lẫn trí óc. Khi mệt mỏi quá mức sẽ ảnh hưởng đến mắt.

Ngoài ra, có 2 phương pháp để ngăn ngừa và cải thiện hiện tượng lão hóa mắt:

1. Để mắt nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập cho mắt

Dùng mắt trong thời gian dài khiến mắt bị mất nước, mệt mỏi, khô, thậm chí co rút liên tục các cơ quanh mắt. Khi các cơ không thể co bóp ổn định sẽ gây ra hiện tượng thị lực không bình thường. Về cơ bản thì giai đoạn đầu hình thành tật cận thị chính là như vậy, do đó, việc để mắt nghỉ ngơi là rất quan trọng.

Ánh sáng mạnh từ các thiết bị điện tử có thể gây khó chịu cho mắt và ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực. Do đó, nên chớp mắt nhiều hơn khi nhìn vào màn hình, thỉnh thoảng nhìn ra xa, thư giãn mắt hoặc mát-xa mắt. Ông Jonathan Liu gợi ý rằng bạn có thể thực hiện các bài tập mắt để thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông dịch nước trong mắt.

Bài tập nhãn cầu: đầu tiên nhắm mắt, quay xuôi và ngược chiều kim đồng hồ mỗi bên 5 lần, sau đó mở mắt và thực hiện lại như vậy.

Ông giải thích, lúc này do đang trong trạng thái buông lỏng, không bị kích thích bởi ánh sáng mạnh nên hiệu quả rất tốt.

2. Điều chỉnh tư thế ngồi và thực hiện các bài tập thư giãn cổ

Việc uốn cong cột sống cổ về phía trước quá mức trong thời gian dài sẽ làm căng 4 cơ nhỏ trên huyệt Phong trì ở sau gáy, động mạch đốt sống sẽ đi vào não một cách khó khăn. 4 cơ đặc biệt căng này sẽ chèn ép động mạch đốt sống, gây thiếu máu não và ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho mắt.

Phong tri
Huyệt Phong Trì. (Ảnh: Milos Vymazal/ Shutterstock)

Y học hiện đại cho rằng việc cột sống cổ bị uốn cong quá mức sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu tại chỗ.

Để thư giãn các cơ cổ, cải thiện nguồn cung cấp máu, có một động tác đơn giản như sau:

Bài tập thư giãn cổ: Cho đầu lượn theo chiều dọc quanh chữ số 8 từ 20 đến 30 lần; tiếp tục cho đầu lượn theo chiều ngang số 8 từ 20 đến 30 lần, có thể di chuyển đến các cơ sâu và dưới gáy, 30 lần.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm: