Mận là một trong những loại quả phổ biến nhất vào mùa hè. Mận không chỉ có hương vị chua ngọt hấp dẫn mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp ăn loại quả này. Vậy, những người nào không nên ăn quả mận?

quả mận, những người nào không nên ăn quả mận?
(Ảnh: Shutterstock)

Theo India Times, mận có thể làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cột sống và cẳng tay. Các chất chống oxy hóa trong mận giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương. Ăn 3-4 quả mận mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Trong mận cũng chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol, giúp điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa. Ăn mận cũng giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.

Tuy vậy, không phải ai cũng nên ăn quả mận.

1. Người có thể chất nóng

Từ góc độ y học cổ truyền, mận có tính nóng – thích hợp làm thực phẩm bổ trợ trị liệu cho những người bị đường huyết thấp, bệnh phổi hay cao huyết áp. Nhưng đối với người có thể chất nóng thì ăn mận sẽ lại càng nóng. 

2. Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn nhiều mận vì sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Trẻ em

Mận có tính acid cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, nhất là men răng trẻ em. Đặc biệt, chất chua trong mận có thể làm ê buốt chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập làm hại răng và nướu.

4. Người bị bệnh dạ dày

Với những người bị bệnh dạ dày, ăn nhiều mận sẽ cảm nhận sự diễn tiến tăng nặng của bệnh. Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu lại bị bệnh dạ dày mà ăn nhiều mận thì sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn.

Dau da day
(Ảnh: Shutterstock)

5. Người vừa trải qua phẫu thuật, bệnh nhân mới ốm dậy

Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Theo Live Strong, mận có nhiều chất dinh dưỡng nhưng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Các bác sĩ còn khuyến cáo người bệnh ngừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân mới ốm dậy còn yếu, dạ dày khó hấp thụ, không nên ăn loại quả này.

6. Người mắc bệnh thận

Những người mắc bệnh thận cũng phải tránh ăn mận. Bởi trong mận có chứa nhiều chất oxalate gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu thận bị kết tủa thì sau này dễ mắc bệnh sỏi thận và sỏi bàng quang.

siro man
(Ảnh: Shutterstock)

Lưu ý:

Trước khi ăn, bạn nên ngâm mận trong nước muối loãng 15-20 phút. Bạn không nên ăn vào lúc đói, không gọt vỏ (vì vỏ có rất nhiều chất chống oxy hóa), không nên ăn quá 10 quả/ngày, không quá 50 quả trong 1 tuần, không chấm quá nhiều muối.

Khi mua mận (cũng như các loại hoa quả khác), bạn cần quan sát bên ngoài quả mận. Bạn nên chọn mua quả mận tươi, ngon, đẹp mắt, không chọn mận bị bầm, dập, sâu thối, có vết đốt của côn trùng hoặc vết bấm móng tay. Mận còn nguyên cuống tươi hoặc nguyên chùm sẽ tốt hơn mận đã để lâu.

Không nên chọn quả quá xanh hoặc quá chín. Chọn quả mận trên vỏ có cả màu hơi xanh và đỏ đan xen, đến khi ăn chín đều là vừa với cảm nhận của bạn. Những quả có phủ lớp phấn trắng là mận mới hái xuống nên sẽ tươi ngon hơn. Những quả mận mềm, nhũn, nhấn bị nát vỏ là mận đã để lâu hoặc gần hỏng.

quả mận
Những quả có phủ lớp phấn trắng là mận mới hái xuống nên sẽ tươi ngon hơn. (Ảnh: Shutterstock)

Nếu không ăn mận trực tiếp, bạn có thể chế biến mận thành nước mận, mận dầm đường hoặc muối, hoặc làm mứt mận để dùng lâu dài. Sau khi sơ chế, bạn cần bảo quản mận ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và thường xuyên kiểm tra chất lượng xem có bị hỏng hay không.

Minh Minh

Xem thêm: