Bạn có biết những dấu hiệu nhận diện cơ thể lão hóa? Nếu bạn quan sát thấy cơ thể có những thay đổi này thì hãy chú ý: dung mạo hốc hác hơn, đi bộ cũng thở dốc, nhấc vật nặng khó khăn, mắc đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm…

dấu hiệu tuổi già
(Ảnh: Shutterstock)

1. Thị lực mờ, nước mắt giảm

Nhìn chung, cơ thể người sau tuổi 40 thì các mô mắt bắt đầu lão hóa, có thể xuất hiện các triệu trứng như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, làm thị lực suy giảm. Ngày nay, do tác động của việc sử dụng thời gian dài máy vi tính, điện thoại di động… khiến tình trạng lão hóa mắt có thể trầm trọng hơn và sớm hơn, nhiều người thậm chí chỉ khoảng 30 tuổi nhưng đã xuất hiện hội chứng khô mắt và khó chịu.

Nếu bạn thấy bản thân có các triệu trứng như tầm nhìn mờ, giảm nước mắt, khô mắt, và thậm chí hoa mắt thì có thể là dấu hiệu lão hóa, nên sớm đi khám bác sĩ, tránh sử dụng bừa bãi thuốc nhỏ mắt.

Để làm chậm lão hóa mắt, tất cả các nhóm tuổi đều nên chú ý đến khoa học trong sử dụng đôi mắt, hãy thường xuyên tập thể dục cho mắt; sau khoảng một giờ, hãy cho mắt ​​nhìn xa từ 5 đến 10 phút; trong ăn uống hãy lưu ý bổ sung thực phẩm bổ mắt để trì hoãn lão hóa cho mắt, chẳng hạn như dùng nhiều  hơn đậu Hòa Lan hay bắp ngô giàu zeaxanthin và lutein.

2. Ù tai

Thính lực bắt đầu suy giảm từ khoảng 50 tuổi, và sau 60 tuổi có có thể bị ù tai, lãng tai. Nhưng cuộc sống hiện đại với tình trạng thường xuyên sống trong môi trường tiếng ồn, nhiều người có thói quen dùng tai nghe, hay hát karaoke… khiến hiện tượng lão hóa đối với nhóm dân số trẻ rõ ràng hơn. Một nghiên cứu của Anh thậm chí đã phát hiện ra rằng, người sử dụng tai nghe trong một thời gian dài thậm chí có thể bị suy giảm thính lực trầm trọng sớm hơn 30 năm. Nếu cảm thấy tai nghe của mình không còn được tốt như trước đây, hãy hiểu rằng có nhiều khả năng thính giác bạn đã suy thoái.

Nhóm người độ tuổi trung hay lão niên, nếu thấy tai nghe có vấn đề thì hãy kịp thời dùng máy trợ thính.

Đối với các bạn trẻ, nên kiểm soát âm lượng tai nghe không vượt quá 60 decibel, và không sử dụng quá 3 giờ mỗi ngày. Không nên lạm dụng tai nghe.

3. Cảm giác đầu ngón tay không còn nhạy

Sau 60 tuổi, độ nhạy cảm của tế bào cơ thể sẽ suy giảm nhiều, khả năng cảm nhận kích thích bên ngoài (ấm hay lạnh) sẽ chậm chạm hơn, đặc biệt là ở các đầu mút vòng tuần hoàn như đầu ngón tay, ngón chân. Một số bệnh tình sẽ tăng thêm những vấn đề trầm trọng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, đột quỵ… trong lâm sàng từng có người bệnh tiểu đường dù chân dẫm phải đinh mà không có cảm giác gì.

Kiến nghị, đối với nhóm người trung lão niên mắc tiểu đường, hãy điều trị bệnh tiểu đường mãn tính một cách khoa học dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ; chú ý đến dự báo thời tiết mỗi ngày, tùy theo thời tiết mà điều chỉnh cách mặc đồ dày hay mỏng; chú ý đến chăm sóc bàn tay và bàn chân, chọn giày vừa chân, trước khi ngâm chân nước ấm hãy kiểm tra độ ấm của nước, thử bằng phần mu bàn tay là hay nhất, tránh bị bỏng.

Đối với những người trẻ tuổi, mấu chốt để trì hoãn xúc giác lão suy sớm là phòng ngừa những bệnh mãn tính do béo phì gây ra, nên giảm muối cao, đường cao, giảm chế độ ăn giàu calo và tăng tập thể dục.

>> Giáo sư Canada: Khẩu trang phủ muối có thể diệt virus corona

4. Vận động chưa lâu đã thở dốc

Hoạt động sinh hoạt hàng ngày thì không sao, nhưng dễ hụt hơi khi thể dục thể thao, có người cho rằng đây là hệ quả của thời gian dài không tham gia thể dục thể thao, nhưng nhiều khi cũng là dấu hiệu của lão hóa.

Trong những trường hợp bình thường, sau 50 tuổi chức năng tim và phổi bắt đầu suy giảm, với thực trạng ngày nay bệnh tim mạch, bệnh hệ hô hấp (hen suyễn, viêm phế quản mãn tính…) ngày càng trẻ hóa, những vấn đề này xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở nhóm dân số trẻ.

Người già cần hiểu được thực trạng lão hóa chức năng tim và phổi của mình, cần biết “bản thân đã già”, khi vận động thể dục thể thao chớ so sánh với tuổi trẻ, nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập thái cực quyền; nên chú ý việc kiểm soát nhịp tim tối đa theo công thức “170 trừ độ tuổi”, chỉ cần cơ thể hơi đổ mồ hôi và cảm thấy thoải mái hơn sau khi tập thể dục là được.

Đối với người trẻ tuổi, tập thể dục thể thao đều đặn là cách tốt để trì hoãn sự lão hóa sớm của tim và phổi.

>> Trung y lý giải: Vì sao bạn không nghe nói tới ung thư tim?

5. Hay bị táo bón

Thông thường, các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, đường ruột bắt đầu lão hóa sau tuổi 50, so với độ tuổi 30 thì khả năng tiêu hóa và hấp thụ có thể giảm tới 25%. Sự suy giảm nhu động dạ dày-ruột làm cho người trung niên và người cao tuổi dễ bị chứng khó tiêu và táo bón.

Trong xã hội hiện đại, những người trẻ bị táo bón đã trở nên phổ biến hơn, đây là biểu hiện của lão hóa đường ruột sớm, điều này phần nào quan hệ mật thiết với thói quen ăn không khoa học và ăn quá thiếu chất xơ.

Nhóm người trung và lão niên nên chú ý đến việc kiểm soát lượng thức ăn, không ăn quá nhiều; trong trường hợp đại tiện ra máu hoặc chất nhầy thì hãy sớm đi khám kiểm tra đường ruột.

Phương pháp phòng ngừa táo bón: uống nhiều nước để đảm bảo độ ẩm đường ruột tốt nhất có thể; phải chú ý ăn trái cây và rau quả làm sao để cung cấp đủ chất xơ, chẳng hạn như táo, bắp cải, cần tây; tập thể dục thường xuyên để tăng cường nhu động cho đường tiêu hóa.

6. Không làm chủ được đường tiểu

Có những phụ nữ bị triệu trứng không kiểm soát được đường tiết niệu, nhiều khi chỉ một tiếng ho hay hoạt động hơi mạnh là bị rò rỉ nước tiểu. Đừng lo lắng khi bị những triệu chứng này, đây có thể là hệ quả của đường tiết niệu bị lão hóa, đặc biệt là nhóm người sau 50 tuổi.

Đối với nam giới, nguyên nhân chính xảy ra vấn đề này là do tình trạng phì đại tuyến tiền liệt; các vấn đề tiết niệu của nữ giới chủ yếu do cơ vòng bàng quang, do lão hóa gây ra.

Khuyến nghị nhóm người trung lão niên không nhịn tiểu để phòng ngừa tình trạng suy giảm chức năng tiết niệu trầm trọng hơn; đối với nam giới nên hạn chế ngồi lâu để tránh lưu thông máu tuyến tiền liệt tắc nghẽn, tăng tốc độ phì đại tuyến tiền liệt; đối với phụ nữ phải thường xuyên thay đổi đồ lót, chú ý giữ gìn sạch sẽ cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu; 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ nên hạn chế thức ăn lỏng để đảm bảo chất lượng giấc ngủ; tạo thói quen tắm ngồi trong nước ấm để hỗ trợ bảo vệ chức năng đường tiết niệu.

7. Bắt đầu đãng trí, hay quên

Nghiên cứu cho thấy, tế bào não bắt đầu suy giảm từ tuổi 20; đến sau 40 tuổi sẽ giảm tăng tốc khoảng 10.000 tế bào một ngày; trí nhớ và khả năng tính toán suy giảm rõ rệt sau tuổi 60. Tóm lại, đãng trí hay quên là một trong những dấu hiệu cho thấy não bộ đang bắt đầu già đi.

Đối với nhóm người lớn tuổi, để kéo dài sức khỏe não hãy chịu khó nghiên cứu tìm tòi tùy theo sở thích, đọc nhiều sách báo; ngoài ra hãy chịu khó giao tiếp nhiều hơn, tham gia vào các hoạt động nhóm người tuổi già; ghi lại những việc bản thân cần làm trong ngày vào sổ tay để giúp giải phóng áp lực ghi nhớ cho não.

Đối với những người trẻ tuổi và trung niên, chuyên cần động não và giữ cho tâm trí vui vẻ là cách hay để trì hoãn quá trình lão hóa của não.

8. Đau khớp khi di chuyển vật nặng

Một nghiên cứu của Anh đã phát hiện rằng hiện tượng thoái hoá khớp bắt đầu xảy ra từ 35 tuổi, nhưng nói chung chúng ta không cảm thấy được rõ ràng. Với độ tuổi ngày càng tăng, phụ nữ sau tuổi 50 và nam giới sau  tuổi 60, chất xương loãng sẽ đẩy nhanh tiến độ lão hóa xương và khớp.

Khi có hiện tượng đầu gối đau mỏi khi bê vật nặng, hoặc thậm chí cột sống cong về phía trước, có thể là dấu hiệu của tình trạng lão hóa xương. Nhiều người trẻ ở tuổi 20 – 30 không quan tâm đến việc bổ sung canxi hoặc tập thể dục, dẫn đến tình trạng bệnh loãng xương xuất hiện sớm hơn.

Đề nghị chú ý đến bổ sung canxi, mỗi ngày một ly sữa bò hoặc sữa chua, nếu cần thiết có thể dùng viên canxi theo hướng dẫn của bác sĩ; chịu khó tập thể dục để làm chậm quá trình lão hóa; mỗi ngày hãy cho cơ thể tắm nắng Mặt trời từ 15 – 20 phút (tốt nhất vào sáng sớm) để cơ thể tổng hợp vitamin D, thúc đẩy sự hấp thụ canxi; nên chú ý tránh những tư thế không tốt cho vai, cổ, cột sống thắt lưng ngay từ khi còn trẻ; phòng ngừa béo phì để tránh các khớp xương phải gánh nặng quá mức gây lão hóa sớm.

Thanh Xuân