Cá là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin, protein và khoáng chất, trong điều kiện thông thường ăn nhiều cá tốt hơn hơn ăn nhiều thịt, thậm chí cá có giá trị dinh dưỡng cao hơn một số loại thịt đỏ. Tuy nhiên có một số người bệnh nên hạn chế ăn cá, thậm chí không nên ăn cá, vì có thể làm bệnh tình trầm trọng thêm.

tránh ăn cá
Cá giàu dinh dưỡng, nhưng có một số loại bệnh cần tránh hoặc hạn chế ăn cá (Ảnh minh họa từ internet)

Dưới đây xin lưu ý về vấn đề này đối với một số trường hợp.

1. Một số cá người bệnh nhân xơ gan không nên ăn

Trong mỡ cá có chứa axit eicosapentaenoic, là một axit béo không bão hòa. Các chất chuyển hóa từ nó giúp hạ mỡ máu, độ nhớt máu, ức chế kết tập tiểu cầu, có lợi cho phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch. Nhưng nếu bị xơ gan thì cơ thể khó tạo ra các yếu tố đông máu, rất dễ gây chảy máu vì tiểu cầu thấp. Nếu khi đó ăn những loại cá giàu axit eicosapentaenoic như cá mòi, cá ngừ và cá trích… có thể dễ dàng khiến bệnh tình tồi tệ hơn.

2. Dạng bệnh xuất huyết kỵ nhiều loại cá

Vì tiểu cầu cơ thể của những người này bị suy giảm, chức năng đông máu kém, trong khi cơ thể cá có loại chất gọi là protein EPA làm ức chế kết tập tiểu cầu, vì thế ăn cá có thể khiến tình trạng chảy máu mao mạch của người bị dạng bệnh này trầm trọng hơn.

3. Người phải dùng một số thuốc

cá kho
Không ăn cá khi dùng thuốc ho để tránh gây phản ứng dị ứng với histamine (Ảnh minh họa từ internet)

Không ăn cá khi dùng thuốc ho, đặc biệt là cá biển sâu, để tránh phản ứng dị ứng với histamine gây ra các triệu chứng khó chịu như bề mặt da người bệnh bị nổi đỏ, sung huyết kết mạc, chóng mặt, nhịp tim nhanh và nổi mề đay. Nhiều loài cá biển sâu chứa các chất histamin, một khi lượng histamin trong cơ thể người vượt quá tiêu chuẩn, chất này sẽ lưu thông trong máu của cơ thể người, gây phản ứng dị ứng với histamin. Bình thường ăn cá biển sâu không bị các triệu chứng như mô tả trên, bởi vì đường tiêu hóa và gan cơ thể người có chất ức chế hoạt động của histamine là monoamine oxidase (MAO), làm cho histamine không thể đi vào máu được. Tuy nhiên, một số thuốc chống ho ức chế MAO, ức chế đường tiêu hóa và gan bài tiết MAO, trường hợp này lại ăn cá biển sâu vào có thể khiến chất histamine nhanh chóng tích lũy trong cơ thể.

Ngoài thuốc ho, còn có một số loại thuốc khác cũng có thể ức chế MAO: thuốc kháng khuẩn như furazolidone, ketoconazol, griseofulvin; thuốc hạ áp như pargyline; thuốc điều trị parkinson như selegilin; thuốc chống trầm cảm như moclobemide; thuốc chống ung thư như procarbazine. Ngoài ra còn có một số loại thuốc truyền thống Trung Quốc cũng gây ức chế hoạt động của MAO, chẳng hạn như nhung hươu, sơn trà, hà thủ ô.

4. Phụ nữ mang thai hạn chế ăn cá biển

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng không nên thường xuyên ăn cá biển, hải sản, gây hấp thu nhiều thuỷ ngân dưới dạng metyl (CH3Hg), khi thai nhi tiếp xúc hàm lượng chất này càng cao thì nguy cơ bị chậm trễ phát triển các chức năng như khả năng tập trung, ghi nhớ, kỹ năng ngôn ngữ… sẽ càng lớn. Các nhà khoa học cũng nhắc nhở rằng, ngay cả khi lượng thủy ngân mà cơ thể người mẹ hấp thu không nhiều thì sự phát triển não của thai nhi cũng có thể bị trì hoãn.

Do đó, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú nên hạn chế ăn hải sản, mỗi tuần nhiều nhất chỉ ăn từ 1 hoặc 2 lần, mỗi lần dưới 100 gram, và không ăn cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá vàng, cá kiếm, có thể chọn những loại cá nuôi từ ao đầm không bị ô nhiễm thủy ngân.

Thanh Xuân

Xem thêm: