Chính phủ Nigeria đã cảnh báo về một dịch bệnh kỳ lạ đã khiến 15 người thiệt mạng và hơn 100 người khác nhiễm bệnh trong vòng chưa đầy 1 tuần. 

shutterstock 1103621816 rs
Những đứa trẻ trước ngôi nhà ở bang Benue, Nigeria (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Sự bùng phát của căn bệnh bí ẩn gây nôn mửa, sưng phù và tiêu chảy được ghi nhận lần đầu tiên vào cuối tháng 1/2020 tại bang Benue, phía đông nam thủ đô Abuja, Nigeria.

Đến ngày 3/2, số người bị nhiễm bệnh đã tăng lên 104 người, tờ Daily Post dẫn lời thượng nghị sĩ Nigeria Abba Moro, và cho biết thêm nhiều nạn nhân đã chết trong vòng 48 giờ sau khi mắc bệnh. 

Thượng viện Nigeria đã đưa ra Nghị quyết đề nghị Bộ y tế phái các chuyên gia đến trung tâm ổ dịch để tìm hiểu thêm về căn bệnh này. Nghị quyết cũng kêu gọi Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Nigeria (NCDC) thiết lập các biện pháp giám sát để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Trong cuộc họp báo vào thứ Sáu tuần trước, ông Osagie Ehanire, Bộ trưởng Y tế Nigeria, cho biết căn bệnh lạ dường như không phải là dịch Ebola hay Lassa – hai loại bệnh có khả năng gây tử vong hay xảy ra ở Tây Phi. Nó cũng không phải là bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới gây ra. 

Ông Ehanire cho biết NCDC hiện đã kích hoạt chiến dịch ứng phó khẩn cấp ở khu vực bị ảnh hưởng. Ông đề nghị những người Nigeria nào bị bệnh hay biết về các trường hợp mắc bệnh hãy liên hệ với cơ quan này.

Trung Quốc trong dịch bệnh tái diễn cảnh người đấu tố người

Hiện tại, nhiều bang ở Nigeria đang bùng phát dịch sốt Lassa khiến hàng chục người tử vong. Dịch này do virus Lassa lây lan từ chuột, người bệnh thường có triệu chứng như sốt rét.

Ngày 11/2, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Nigeria K. Mosto Onuoha đã kêu gọi chính quyền tuyên bố dịch sốt Lassa là tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm có biện pháp đối phó.

Châu Phi hiện cũng đang đối mặt với dịch châu chấu ở các quốc gia Đông Phi. Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cho biết đàn châu chấu với số lượng ước tính hàng trăm triệu con hiện đang di chuyển giữa các quốc gia Đông Phi với tốc độ lên đến 130 km/h, tàn phá hoa màu và uy hiếp nghiêm trọng an ninh hàng không. FAO ước tính tại mỗi điểm đáp xuống, một đàn châu chấu trung bình có thể phá hủy một lượng hoa màu đủ để nuôi 2.500 người trong vòng 1 năm. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, số lượng châu chấu tại đây có thể tăng lên gấp 500 lần so với thời điểm hiện tại. Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Ethiopia, Somalia và Kenya.

Xuân Lan

Xem thêm: