Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến 2h22 phút ngày 27/1 (theo giờ Hà Nội), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã vượt quá 100 triệu ca, tổng số ca tử vong lên đến 2.149.385 ca. Điều khiến người ta lo lắng nhất đó là, theo tổng hợp và phân loại của trang web trực quan hóa sự lây truyền của virus – Nextstrain, từ tháng 12/2019 đến cuối năm ngoái, họ đã phát hiện 3.878 kiểu gen virus. Là nhóm virus RNA, virus luôn đột biến trong quá trình tự sao chép. Có chuyên gia cho rằng, đến cuối cùng, “Nó sẽ biến thành giống như cảm cúm, mỗi năm đều biến đổi, còn về phương diện vắc-xin, mỗi năm đều buộc phải nâng cấp và cập nhật vắc-xin. Mong đợi có thể đi trước một bước so với virus mùa hiện nay, giống như việc chặn đứng số ca lây nhiễm cúm năm xưa.” 

vac xin covid 19 3
Việt Nam sẽ nhập vắc-xin ngừa virus Vũ Hán vào đầu quý 2/2020. (Ảnh minh họa: shutterstock)

Dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh

Mới đây, tờ Daily Mail tại Anh đưa tin, “trước đó 391 ngày, COVID-19 gây ra ca tử vong đầu tiên, hiện nay có đến 13% dân số toàn cầu bị nhiễm … Đồng thời, số người tử vong hiện nay đã lên đến hơn 2 triệu người.”

Con số có tính cột mốc này đã nhắc nhở thế giới loài người về kết quả của cuộc chiến giữa con người và virus trong một năm qua, nhưng cuộc chiến thầm lặng này vẫn đang trong giai đoạn cao trào, hoặc có thể vẫn chưa đến cao trào…

Từ tháng 12 năm ngoái, nhiều quốc gia ở châu Âu và Mỹ bắt đầu bùng phát đợt dịch mới có tính lây lan mạnh, trong số đó, Vương quốc Anh đã phải phong tỏa khẩn cấp hầu hết các vùng của nước Anh trước Giáng sinh và hủy bỏ các hoạt động long trọng trong dịp lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, đỉnh dịch đến hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Theo thống kê, thứ Hai tuần này (ngày 25/1), số ca nhiễm mới trên toàn thế giới là 500.000, con số này đã được cải thiện so với kỷ lục thế giới 850.000 ca vào ngày 7/1. Nhưng nhìn lại vào mùa hè năm ngoái, số ca nhiễm chưa bằng một nửa con số này. Do đó có thể thấy rằng dịch bệnh đang lây lan mạnh vào mùa đông năm nay.

Virus đột biến liên tục, chủng đột biến tại Anh và Nam Phi nguy hiểm khôn lường

Ngoài “không khống chế được” dịch bệnh, thông tin khiến người ta lo lắng hơn là virus đang không ngừng đột biến, virus đột biến càng có tính lây truyền mạnh hơn. Điều này đã trở thành nỗi lo lắng chung của các nhà khoa học trên thế giới.

Theo tổng hợp và phân loại của trang web trực quan hóa sự lây truyền của virus – Nextstrain, từ tháng 12/2019 đến cuối năm ngoái, họ đã phát hiện 3.878 kiểu gen virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng, COVID-19).

Bắt đầu từ trung tuần tháng 12 năm ngoái, biến thể virus ở 2 quốc gia bắt đầu khiến cho giới khoa học cảnh giác ở mức độ cao.

Đầu tiên là virus biến thể “B117”  ở Anh, đã được phát hiện với số lượng lớn. Ngay sau đó, “B117” đã nhanh chóng xuất hiện ở các nước láng giềng Châu Âu như Hà Lan. Hiện nay, virus biến thể này cũng được tìm thấy ở Mỹ và Việt Nam.

Đồng thời, khác với thông tin mà chính quyền Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận được vào thời điểm đó rằng “B117 chỉ có khả năng lây lan cao hơn và không có sự khác biệt về khả năng gây chết người”, các nhà khoa học của nhiều quốc gia hiện kết luận rằng “B117” có khả năng gây chết người cao hơn 30 – 40% so với virus corona mới ban đầu. Khả năng lây nhiễm hiện tại của “B117” cao hơn 70% so với virus ban đầu.

Hiện nay, Anh Quốc vẫn có tỷ lệ lây nhiễm bình quân đầu người cao thứ hai thế giới, hơn nữa “chính sách phong tỏa nghiêm ngặt nhất” trong lịch sử của Anh Quốc vẫn đang tiếp tục vô thời hạn …

“B117” đã lọt vào danh sách các virus đột biến chính, có tiềm năng và năng lực làm trầm trọng thêm dịch bệnh toàn cầu, hơn nữa hậu quả tồi tệ hơn đã dần trở nên rõ ràng.

Nhưng đối với các nhà khoa học, điều đáng lo ngại nhất có thể không phải là sự “nâng cấp” của “B117”, chủng virus đột biến ở Nam Phi xuất hiện cùng lúc với “B117” và chủng virus đột biến virus corona mới xuất hiện ở Brazil trong tháng này, hiện chúng có khả năng vượt qua được phạm vi hiệu quả của của các loại vắc-xin hiện có.

Những điểm đặc biệt của virus đột biến Nam Phi “501Y.V2” đã khiến giới khoa học lo lắng về việc liệu nó có vượt khỏi phạm vi hiệu quả của các loại vắc-xin hiện có trên thị trường hay không, và phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng “501Y.V2” thực sự có thể làm giảm độ nhạy của các kháng thể được tạo ra bởi các vắc-xin hiện có.

“Đây là một trò chơi mèo bắt chuột, trong khi chuột ngày càng trở nên giảo hoạt”. 

Virus đột biến ở Brazil “đột nhiên xuất hiện” khiến giới khoa học lo lắng

Trong khi con người vẫn chưa hiểu về virus đột biến ở Nam Phi, trong tháng này, Brazil cũng báo cáo tin tức ác mộng tương tự: Một biến thể địa phương ở Brazil dường như đã tái nhiễm trên người bệnh đã phục hồi, và đang lây lan mạnh mẽ trong các cộng đồng đã đạt được miễn dịch cộng động.

Biến thể này, hiện được đặt tên là “P1”, được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 10/1 ở 4 hành khách người Brazil đến Nhật Bản du lịch. Điều gây sốc là sau đó, tại nơi 4 hành khách này khởi hành (thành phố Manaus, miền bắc Brazil) đã có một số lượng lớn virus biến thể mới này. Trong số các bệnh nhân mới của thành phố này, có gần 3/4 số bệnh nhân bị nhiễm chủng biến thể này.

“Mất ba tháng để virus biến thể ở Anh trở thành virus lây lan chính ở Anh, trong khi biến thể ở Brazil, biến thể ‘P1’ chỉ mất một tháng!”

Hiện nay, giới khoa học đang lo lắng về tác động của loại virus có tính lây lan mạnh này. Rốt cuộc là chúng có làm cho việc tái nhiễm trở nên dễ dàng hơn bằng cách vô hiệu hóa các kháng thể ban đầu, hay chỉ đơn giản là chúng dễ lây nhiễm hơn? Hay là cả hai?

Nhà khoa học cho rằng “dù là tình huống nào đi nữa, thì cũng đều là điều không tốt …”.

Hiện tại, giới khoa học đang khẩn trương tiến hành nghiên cứu về chủng virus đột biến ở Brazil mà hầu như chưa được biết đến này… Mới đây, trong một lần xét nghiệm axit nucleic hàng tuần trên các bệnh nhân mới ngẫu nhiên ở Minnesota (Mỹ), bóng dáng của biến thể Brazil “P1” đã được tìm thấy, và bệnh nhân này đã từng đến Brazil du lịch trước đó vài tuần.

Giáo sư Gupta tại Đại học Cambridge cho rằng: “Không có biện pháp giải quyết đơn giản đối với virus COVID-19, giống ‘một nút nhấn là xong’, mà sự hỗn loạn thời gian dài là điều chắc chắn.”

Có chuyên gia cho rằng, cuối cùng “nó sẽ biến thành giống như cảm cúm, mỗi năm đều biến đổi, còn về phương diện vắc-xin, mỗi năm đều buộc phải nâng cấp và cập nhật vắc-xin. Mong đợi có thể đi trước một bước so với virus mùa hiện nay, giống như việc chặn số đứng số ca lây nhiễm cúm năm xưa.”

Nhưng hiện tại, không có chuyên gia nào có thể khẳng định chắc chắn rằng vắc-xin có thể chiến thắng được virus, hiện tại, tốt nhất, chỉ có thể nói rằng “kỳ vọng” có thể áp chế được dịch. Cuối cùng, liệu nhận loại có thể chiến thắng được virus hay không, có lẽ chỉ phụ thuộc vào số phận của chính nhân loại.

Giang Tuyết, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: