Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, đặc biệt là phổi và đường hô hấp, chúng bị tổn thương vì các hóa chất như nicotine trong khói thuốc. May mắn thay, một số chuyên gia cho rằng sau khi bỏ hút thuốc lá, những tổn thương của phổi có thể được phục hồi đến một mức độ nhất định, vì vậy không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá.

cai thuốc lá
Norman Edelman, cố vấn cấp cao của Hiệp hội Phổi Mỹ cho biết, việc cai thuốc lá có thể giúp phục hồi tổn thương phổi ở một mức độ nào đó (Ảnh: fotolia)

Norman Edelman, một chuyên gia tư vấn cao cấp và chuyên gia về phổi tại Hiệp hội Phổi Mỹ chia sẻ với trang mạng Khoa học Cuộc sống (Live Science) rằng, sau khi hít phải hóa chất trong thuốc lá, các lớp bên trong mỏng manh của phổi sẽ bị kích thích và viêm. Sau một vài giờ, chuyển động trùng lông (ciliary movement) của phổi sẽ dần trì trệ, như thể làm chúng bị tê liệt tạm thời, và hiệu quả của chúng trong việc loại bỏ chất nhầy và bụi bẩn khỏi đường hô hấp sẽ bị giảm đáng kể.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm cho chất nhầy trong phổi ngày càng dày hơn. Vì trùng lông không thể loại bỏ kịp thời những chất nhầy không ngừng hình thành, cho nên chất nhầy dần tích tụ nhiều hơn trong đường hô hấp, làm đường hô hấp tắc nghẽn và gây ho. Sự tích tụ chất nhầy cũng có thể dẫn đến phổi bị lây bệnh nhiều hơn, như viêm phế quản mãn tính.

Edelman nói, một khi ngừng hút thuốc, hiện tương sưng viêm ngắn hạn của phổi sẽ được cải thiện, chẳng hạn như: sưng phù mặt đường hô hấp và phổi sẽ giảm dần, chất nhầy sinh ra từ các tế bào phổi sẽ giảm, trùng lông mới sẽ phát triển và giúp làm sạch các vật lạ tốt hơn, hơi thở sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Một lợi ích sức khỏe khác của cai thuốc lá là giảm khả năng bị ung thư phổi. Mặc dù nguy cơ này không thể được loại bỏ hoàn toàn, nhưng thời gian ngừng hút thuốc càng lâu thì nguy cơ bị ung thư phổi càng thấp.

Không phải tất cả các tổn thương phổi đều có thể được phục hồi

Tuy cơ thể người có cơ chế để sửa chữa những tổn thương cho phổi, nhưng không phải tất cả các tổn thương đều có thể được phục hồi. Nếu tiếp xúc lâu dài với các thành phần hóa học có hại trong thuốc lá, điều này sẽ làm suy yếu cơ chế tự bảo vệ, làm phổi bị viêm và thương tổn, dần dần phổi mất tính đàn hồi và không thể còn trao đổi oxy hiệu quả như trước, cuối cùng dẫn đến các bệnh mạn tính, tiêu biểu là bệnh khí phế thũng (emphysema).

Khi phổi bị hư hại do khí phế thũng, bức thành đường dẫn khí sẽ biến dạng và mất độ đàn hồi, làm cho khí khó thoát khỏi phổi hơn, bị thương tổn dạng này là không thể phục hồi nguyên trạng được.

Tuy nhiên, Edelman nhấn mạnh rằng không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá. Vì bỏ thuốc lá sẽ không chỉ giúp người nghiện thở tốt hơn, mà còn giúp  nâng cao tuổi thọ.

Thanh Xuân

Xem thêm: