Giờ đây, “tắm rừng”, một hoạt động giải trí phổ biến, đã trở thành lĩnh vực mà các nhà y học quan tâm nghiên cứu vì công dụng chữa bệnh và giảm căng thẳng kỳ diệu của nó.

di bo duong dai
“Tắm rừng” có thể làm giảm căng thẳng về thể chất và tinh thần, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch chống ung thư. (Ảnh: Monkey Business Images/ Shutterstock)

Từ những năm 1980, khi chính phủ Nhật Bản nhận thấy những tác động bất lợi của sự bùng nổ công nghệ tới sức khỏe và tinh thần người dân, “tắm rừng” đã trở thành một trong những phương pháp điều trị theo quy định cho các tình trạng liên quan đến căng thẳng tại nước này.

“Tắm rừng” không có nghĩa là đi vào rừng tìm một nguồn nước nào đó để làm sạch cơ thể. Cơ quan Lâm nghiệp của chính phủ Nhật Bản đã đưa ra thuật ngữ “Shinrin-yoku”, được định nghĩa là “tận hưởng bầu không khí trong rừng hoặc đắm mình trong rừng” vào năm 1982 và thiết lập “Kế hoạch trị liệu của rừng” vào năm 2005. 

Cùng với sự phát triển của y học, ngày càng có nhiều nghiên cứu hơn chứng minh vai trò của “tắm rừng” không chỉ dừng lại ở việc giảm căng thẳng, cân bằng cảm xúc mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Câu chuyện của những người may mắn đã được chữa khỏi bệnh nhờ rừng

Cuốn sách bán chạy nhất những năm 1950 “I lived in the Woods” kể về một người phụ nữ mắc bệnh lao, dù đã được điều trị nhưng không cải thiện. Người phụ nữ ấy quyết định từ bỏ điều trị và tìm một cách chết thoải mái.

Cô chuyển đến một chòi gỗ trong rừng thông ở Maine và dành cả mùa đông trong rừng để làm những gì mình thích. Vào mùa xuân năm sau, cô thấy nhịp thở của mình trở nên bình thường và mọi cảm giác khó chịu đều thuyên giảm. Cô nghĩ rằng điều đó thật kỳ lạ, vì vậy cô tìm đến các bác sĩ địa phương để kiểm tra, sau một loạt các xét nghiệm, kết quả thật bất ngờ: Bệnh lao đã biến mất.

Tạp chí Discover cũng đăng tải câu chuyện của ông John Matzke, phát hiện ung thư hắc tố, một lại u ác tính của da. Sau nhiều lần phẫu thuật cắt bỏ u, đến năm 1984 căn bệnh đã di căn đến phổi. Bác sĩ yêu cầu nhập viện ngay để loại bỏ khối u. Biết rằng cơ hội sống sót sau đó là rất mong manh, ông quyết định nghỉ một tháng để bồi bổ cơ thể trước khi quay lại điều trị.

Ông Matzke đã đi bộ đường dài trên núi, ăn những thức ăn lành mạnh và thiền định. Ông cũng dành thời gian để hình dung mình khỏe mạnh và nghĩ rằng các tế bào máu đang tiêu diệt khối u trong cơ thể.

Sau đó, ông gặp lại bác sĩ của mình để tiếp tục điều trị, nhưng kết quả chụp X Quang cho thấy khối di căn ở phổi dường như “biến mất”. Sự phục hồi tự phát như vậy đã thu hút sự chú ý của các bác sĩ, người được chẩn đoán chỉ có thể sống được 18 tháng lại có thể sống thêm 18 năm nữa mà không cần điều trị.

Hiệu quả trị bệnh của việc “tắm rừng”

Trong cả hai trường hợp, việc tự chữa lành có thể do các yếu tố khác ngoài rừng như: chế độ ăn uống, thay đổi tâm trạng, thiền định hay chánh niệm. Tuy nhiên các nhà khoa học đã thực sự nhận thấy rừng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

thien nhien
Trong rừng có rất nhiều phytoncides, là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do thực vật tiết ra, có tác dụng ngăn côn trùng và vi khuẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hít vào phytoncide có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và làm giảm các kích thích tố gây căng thẳng. (Ảnh: Shutterstock)
  • Tăng cường tế bào diệt tự nhiên và protein chống ung thư

Năm 2007, tiến sĩ Qing Li tại trường Y khoa Nippon đã tiến hành nghiên cứu tác động của việc tắm rừng trên 12 người khỏe mạnh. Họ được trải qua chuyến đi 3 ngày 2 đêm ở 3 khu rừng khác nhau với tổng cộng 6 giờ đi bộ trong rừng.

So sánh mẫu máu trước, trong và sau 3 ngày, các nhà khoa học nhận thấy hầu hết các đối tượng (11/12) đều có số lượng tế bào diệt tự nhiên (Natural killer cell – NK) cao hơn sau chuyến đi, tăng khoảng 50% so với trước đó. 

NK là một loại tế bào bạch cầu của cơ thể có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và vi khuẩn.

Bên cạnh đó, các protein chống ung thư nội sinh như: Perforin, granulysin, granzyme A/B cũng tăng đáng kể sau tắm rừng. Có sự khác biệt cả trước và sau chuyến đi và giữa ngày 1 và ngày 2 của hành trình. Đặc biệt hoạt động của tế bào NK kéo dài hơn 7 ngày sau chuyến đi ở cả tượng nam và nữ. Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Miễn dịch và Dược học.

Trong một nghiên cứu tiếp theo vào năm 2009, ông Qing Li phát hiện rằng các Phytoncides do thực vật tiết ra có thể làm tăng hoạt động của các tế bào NK và tăng các protein chống ung thư. Ông khẳng định rằng, ngay cả môi trường trong nhà, khi hít vào những chất phytoncides này cũng có tác động tương tự.

Phytoncides là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, do thực vật tiết ra để tự bảo vệ, ngăn ngừa côn trùng và vi khuẩn.

Năm 2017, một nghiên cứu của Hàn Quốc chỉ ra rằng terpene là hợp chất hữu cơ lớn nhất được tạo ra bởi các loại thực vật khác nhau và là thành phần chính của sol khí rừng, là một chất độc đối với tế bào ung thư nhưng vô hại với tế bào lành. 

Các nghiên cứu trong thập kỷ gần đây chứng minh rằng terpene có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế các con đường viêm khác nhau trong bệnh phù tai, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm da và viêm khớp.[1] [2]  [3] [4] [5

Thử nghiệm trên chuột cho thấy, một số loại terpene làm tăng  hoạt động của protein kinase, yếu tố hoại tử u (TNF-α) và làm giảm sản xuất các cytokine, giảm các chất trung gian gây viêm như COX-2. Điều trị bằng BCP (một loại terpene) có thể bảo vệ tế bào thần kinh, giảm độc lực và tổn thương gan do rượu.[6] [7]

Một số monoterpene đã được chứng minh là có tác dụng chống tăng sinh u và gây độc tế bào ung thư đáng kể. Đây có thể coi là một trong những phương pháp hóa trị liệu tiềm năng để điều trị ung thư. 

câu đố
Nhìn ngắm cảnh vật, lắng nghe âm thanh, hít thở không khí trong lành, chạm vào thân cây, ngâm tay chân trong suối mát hoặc nằm nghỉ trên bãi cỏ, tiếp đất bằng chân trần có thể cho bạn trải nghiệm thú vị và phòng ngừa được nhiều loại bệnh. (Ảnh: Sarah Quintans/ Shutterstock)
  • Làm giảm hormone căng thẳng, điều chỉnh hệ thống thần kinh tự chủ

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Qing Li đã tìm thấy nồng độ hormone căng thẳng như epinephrine giảm đáng kể sau tắm rừng.

Để xác định kết quả này là do tác dụng của việc tắm rừng chứ không phải do tập thể dục hay đi bộ. Tiến sĩ Qing Li đã làm thí nghiệm đối chứng, một nhóm người đi bộ trong rừng và một nhóm khác đi bộ trong thành phố, thời gian và lối sống giống nhau, chỉ khác về môi trường. Kết quả là nhóm đi trong thành phố hoàn toàn không tạo ra hiệu quả như ở nhóm “tắm rừng”.

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng đi dạo trong rừng hoặc đơn giản là ngồi trong rừng ngắm nhìn thiên nhiên có thể giúp giảm cortisol, huyết áp, nhịp tim điều hòa hệ thần kinh tự chủ qua đó làm giảm mệt mỏi và cải thiện tâm trạng.

Thậm chí, ngay cả khi nhìn vào cây cối và các bức tranh về phong cảnh thiên nhiên cũng giúp giảm căng thẳng về thể chất và tinh thần.

Một nghiên cứu năm 2010 trên Tạp chí Thiết kế & Nghiên cứu Môi trường Y tế cho thấy rằng khi nhìn vào ảnh chụp phong cảnh xanh tươi, suối hoặc hoa, trong vòng vài phút, các thông số sinh lý như độ căng cơ, điện tâm đồ và huyết áp được hiển thị ở trạng thái thư giãn, giảm đau.

“Tắm rừng” là gì? Thật dễ dàng để làm điều này!

Chỉ cần bạn đi bộ vào rừng là đã được “tắm rừng” rồi! Không cần phải đi bộ đường dài hay có mục tiêu rõ ràng, mà chỉ cần hít thở không khí trong rừng và cảm nhận đầy đủ 5 giác quan là đã có thể kết nối với thiên nhiên. Trước hết nên cất điện thoại và máy ảnh, đi đến chỗ nào mà bạn muốn, đây có thể là thời điểm thích hợp để bạn cai công nghệ.

Nhìn ngắm cảnh vật, lắng nghe các âm thanh sinh động, hít thở và tận hưởng bầu không khí trong lành, hương thơm của hoa lá. Bạn có thể chạm vào thân cây, ngâm tay chân trong suối mát hoặc nằm nghỉ trên bãi cỏ. Tiếp đất bằng chân trần có thể cho bạn trải nghiệm thú vị và phòng ngừa được nhiều loại bệnh.

Sẽ còn tuyệt vời hơn nữa nếu bạn dành thời gian trong rừng và thiền định. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy thiền định có tác dụng tuyệt vời nâng cao miễn dịch và phòng chống hiệu quả bệnh tật.

Meditation2
Sẽ còn tuyệt vời hơn nữa nếu bạn dành thời gian trong rừng và thiền định. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy thiền định có tác dụng tuyệt vời nâng cao miễn dịch và phòng chống hiệu quả bệnh tật. Ảnh học viên Pháp Luân Công đang thực hành bài thiền định. (Ảnh: Minghui.org)
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Nếu không thể vào rừng, bạn có thể đi dạo trong công viên gần nhà hoặc treo vài bức tranh phong cảnh trong văn phòng và ở nhà, đặt một ít tinh dầu thực vật trong nhà, v.v…, tất cả đều có thể giúp ích cho bạn.

Theo Epoch Times

Thu Mộc biên tập