Tổng thống Joe Biden được xác nhận nhiễm COVID-19 lần đầu vào ngày 21/7/2022. Tại sao ông vẫn bị nhiễm BA.5 sau 4 mũi vắc-xin? Chỉ vài ngày sau hồi phục ban đầu, vào ngày 30/7, tổng thống Mỹ lại tái nhiễm dù đã được điều trị bằng thuốc kháng virus Paxlovid. Mới đây, bác sĩ riêng Kevin O’Connor của ông Biden viết trong một thông báo vào ngày 3/8 rằng Tổng thống tiếp tục được điều trị vì tái dương tính COVID-19 và sẽ được cách ly nghiêm ngặt dưới sự giám sát hàng ngày.

Điều này đặt ra nhiều câu hỏi:

  • Điều gì khiến cho biến thể BA.5 khó chữa?
  • Tại sao thuốc Paxlovid không phát huy tác dụng?
  • Liệu có phương pháp điều trị khác không?
nhiễm COVID-19
Tác dụng của vắc-xin không phải là toàn diện, nó chỉ được sử dụng để tăng cường miễn dịch của cơ thể chống lại một loại virus nhất định. (Ảnh: Numstocker/ Shutterstock)

Trao đổi trên The Epoch Time, tiến sĩ Đổng Vũ Hồng, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm về thuốc kháng virus đã lý giải các vấn đề trên theo góc độ khoa học.

Biến thể BA.5 lây truyền gấp 18 lần

Sau khi Omicron làm mưa làm gió trên toàn thế giới, nó nhanh chóng tích lũy đột biến và sinh ra các biến thế mới như BA.1. BA.3… BA.2 được coi như biến thể của BA.1 nên nó vẫn được xem là một thành viên của gia đình Omicron.

Tuy nhiên BA.2 đã gần như là một loại virus mới và BA.4, BA.5 tích lũy các đột biến bắt nguồn từ BA.2. [1] Chủng mà TT Biden nhiễm là BA.5, như vậy nó đã khác xa so với BA.1. BA.5 đang nhanh chóng thay thế BA.2 trên toàn cầu và gây ra một làn sóng lây nhiễm mới ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nước khác. 

Theo Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, số lần sinh sản hiệu quả của BA.5 – hoặc số ca nhiễm thứ cấp trung bình do một cá thể bị nhiễm gây ra – dựa trên dữ liệu của Tokyo – gấp khoảng 1,27 lần so với BA.2, một biến thể phụ chiếm ưu thế trước đây. Omicron nói chung lây lan nhanh hơn delta; thời gian phát sinh của nó, hoặc thời gian giữa lây nhiễm sơ cấp và thứ cấp, được ước tính vào khoảng 2 ngày, so với 5 ngày của delta.

BA.4 và BA.5 có khả năng lây nhiễm cao gấp 18,3 lần BA.2, và hiện là những biến thể có tốc độ lây truyền tăng nhanh nhất.

Theo báo cáo của Y tế công cộng Pháp, thời gian bị bệnh trung bình của BA.4/BA.5 là 7 ngày, trong khi bệnh nhân nhiễm BA.1 chỉ 4 ngày. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy BA.4/ BA.5 có thể phát triển nhiều triệu chứng hơn và kéo dài hơn. Các nhà khoa học Úc công bố nghiên cứu cho thấy, BA.5 có thể gây ra mối nguy hiểm lớn hơn nhờ khả năng lây nhiễm mô phổi, theo CBS News.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích mô bệnh học phổi của chuột hamster bị nhiễm BA.2 và chuột nhiễm BA.4/ BA.5. Họ phát hiện ra rằng tình trạng viêm nhiễm, xuất huyết, tắc nghẽn và tổn thương phế nang ở phổi của chuột lang bị nhiễm BA.4/ BA.5 cao hơn đáng kể so với những con bị nhiễm BA.2.

2 lý do chính giải thích việc TT Biden vẫn bị nhiễm virus dù đã tiêm 4 mũi vắc-xin

1. Sự bảo vệ của vắc-xin giảm đối với BA.5

Các vắc-xin COVID-19 hiện có được phát triển dựa trên chủng ban đầu. Khả năng bảo vệ của chúng chống lại Omicron đã giảm đáng kể và khả năng bảo vệ của chúng chống lại BA.5 có thể còn thấp hơn.

Nhiều người có thể nghĩ rằng khả năng miễn dịch được tạo ra từ việc tiêm chủng cộng với lây nhiễm bổ sung có thể bảo vệ mạnh mẽ cho con người, nhưng điều này có thể không đúng với các biến thể Omicron, vốn rất thay đổi.

Theo một báo cáo trên Medrxiv, 10% trường hợp BA.5 tái nhiễm so với 5,6% BA.2, điều này cho thấy, vắc-xin giảm khả năng bảo vệ trước biến thể BA.5 so với BA.2. Hơn nữa vắc-xin dường như kém hiệu quả hơn trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng đối với BA.5 so với BA.2.

Một số người khác cho rằng, mặc dù vắc-xin đã mất vai trò trong việc ngăn ngừa nhiễm virus, nhưng chúng vẫn có một số tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh nặng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không cho rằng “tỷ lệ phòng bệnh nặng” hiện có là đủ để tăng cường tiêm chủng, đặc biệt là đối với thanh niên và trẻ em.

Vào năm 2021, các chuyên gia y tế phản đối việc tiêm liều thứ 3 cho người trẻ tuổi, họ cho rằng nó có thể “gây hại nhiều hơn lợi”. Một bài báo đăng trên tạp chí The Lancet nói rằng không nên tiêm vắc-xin tăng cường cho những người trẻ tuổi. Các tác giả của bài báo bao gồm Marion Gruber (cựu Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu & Đánh giá Vắc xin của FDA), Phil Krause (nguyên Phó Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu & Đánh giá Vắc xin) và một số nhà khoa học từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Gần đây, ông Marty Makary, một nhà nghiên cứu chính sách công và là giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, đã viết rằng nhiều nhà khoa học cấp cao đã rời FDA, CDC, Viện Y tế Quốc gia (NIH) Hoa Kỳ và các cơ quan khác. Các nhà khoa học này cho rằng chính sách vắc-xin trong hơn một năm qua là “không khoa học” và việc triển khai vội vàng cho công chúng và thậm chí cho trẻ em là không hợp lý.

Do điều kiện thể chất của những người được tiêm vắc-xin rất khác nhau, nhiều người trẻ khỏe mạnh khác đã bị viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, huyết khối não, và thậm chí tàn tật sau khi tiêm chủng. Vì vậy, việc đánh giá lợi ích và rủi ro của việc tiêm vắc-xin COVID-19 phải được cá nhân hóa và không thể đơn giản triển khai trên diện rộng cho tất cả mọi người.

Vắc-xin có tỷ lệ bảo vệ hơn 90% chống lại COVID-19 nghiêm trọng với các chủng virus cũ. Tuy nhiên, tỷ lệ gây bệnh nghiêm trọng của Omicron thấp hơn nhiều so với chủng cũ, và liệu nó có thể bảo vệ khỏi bệnh nặng hay không lại là một câu chuyện khác.

2. Khả năng miễn dịch tự nhiên quan trọng hơn miễn dịch có từ vắc-xin

nhiễm COVID-19
Khả năng miễn dịch tự nhiên của con người là không đặc hiệu, nó có hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các loại virus. (Ảnh: Sun ok/ Shutterstock)

BA.5 có khả năng lây truyền mạnh hơn tất cả các biến thể Omicron trước đó, trong khi Omicron lại có khả năng lây lan mạnh hơn biến thể làm mưa làm gió trước đó là Delta. Vậy thì con người cần có khả năng miễn dịch tự nhiên mạnh hơn để chống lại sự xâm nhập của virus.

Khả năng miễn dịch tự nhiên của con người là không đặc hiệu, nó có hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các loại virus. Ví dụ, khả năng miễn dịch tự nhiên là “O”, có thể chống lại tất cả các loại virus như “A, F,X và Y”.

Trong khi vắc-xin được sử dụng để tăng cường miễn dịch của cơ thể chống lại một loại virus nhất định. Ví dụ, nó đào tạo hệ miễn dịch chống lại loại virus X, nhưng sẽ không có tác dụng ngoài X. Mà loại virus corona này, như đã được nghiên cứu, chúng tích lũy đột biến, và biến đổi khá nhanh chóng, giống như đi vào phòng thay đồ và đi ra là một loại khác vậy. Có nghĩa là virus X đã có thể trở thành X’ hoặc X’’, rất khó để nhận ra.

Lấy một ví dụ vui thế này. Ở trường học, học sinh được dạy làm 100 lần phép tính 1+1=2, thế nhưng đến lúc thi kiểm tra, giám khảo lại hỏi 2+3=? Lúc này học sinh không biết trả lời làm sao bởi vì anh ta chỉ được dạy 1+1.

Bản chất của việc dạy học là không lặp lại cùng một bài toán nhiều lần mà là dạy học sinh rèn luyện khả năng tư duy để có thể tự trả lời trong những dạng toán tương tự. Nó giống như câu nói “dạy người ta cách câu cá chứ không nên cho họ con cá”.

Việc tiêm vắc-xin COVID-19 cũng giống như trực tiếp cho người ta con cá (kháng thể) vậy. Đương nhiên có thể giải quyết cơn đói, nhưng khi hết cá (cuối cùng kháng thể cũng sẽ biến mất) thì người ta vẫn sẽ chết đói.

Chưa kể đến việc, kháng thể do vắc-xin tạo ra chỉ lưu hành trong máu, tức là virus phải vào máu thì vắc-xin mới phát huy tác dụng, như vậy không ngăn được nhiễm virus mà chỉ có thể bảo vệ khỏi bệnh nghiêm trọng hơn. Nhưng miễn dịch tự nhiên thì khác, nó lưu hành ngay từ hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể, có trong các dịch tiết, mồ hôi và các tuyến tiết dịch của cơ thể, nó bảo vệ cơ thể ngay khi virus xâm nhập.

Có thể nói tăng cường miễn dịch tự nhiên quan trọng hơn, giống như việc dạy người ta câu cá, để họ có nguồn thức ăn ổn định, có thể tự cung tự cấp. Vì vậy, cho cá hay dạy câu cá, cái nào thông minh hơn?

Tăng cường miễn dịch tự nhiên của chính bạn như học “cách câu cá”

Mọi người đều có lực lượng “bộ đội biên phòng” chống virus bẩm sinh, bao gồm: interferon, tế bào giết tự nhiên – NK cell, đại thực bào, v.v. hoạt động như một hệ thống phòng thủ tự nhiên và mạnh hơn nhiều thuốc kháng virus Paxlovid.

Paxlovid giống như một ngoại binh duy nhất và vẫn cần phải dựa vào hệ miễn dịch hoạt động bình thường để cho phép nó hoạt động. Nói cách khác, nếu hệ thống kháng virus của cơ thể không hoạt động, thì ngoại binh cũng không giúp được gì. Đó rất có thể là lý do vì sao TT Biden vẫn tái nhiễm dù đã điều trị bằng Paxlovid.

Interferon là thành phần quan trọng của khả năng miễn dịch tự nhiên và là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh nhiễm virus. Chúng giúp các tế bào tuyến đầu trong đường hô hấp của chúng ta chuyển sang trạng thái kháng virus. Nhưng bằng cách nào?

Interferon (IFN) gồm nhiều loại, trong đó Interferon loại I, III kháng virus còn IFN loại II giúp chống lại cả vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Khi interferon liên kết với các thụ thể của tế bào, nó kích thích các tế bào tiết ra các protein kháng virus, sau một chuỗi các kích hoạt emzym trong tế bào, cuối cùng thúc đẩy quá trình phân hủy mRNA của virus, từ đó ức chế sự nhân lên của virus.

Hơn nữa, interferon cũng giúp giảm bệnh nặng. Mức độ biểu hiện của interferon càng cao trong thời kỳ đầu nhiễm bệnh thì tỷ lệ bệnh nặng càng thấp. Điều trị bằng interferon đã được đề xuất để giảm thiểu nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt là giai đoạn sớm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, interferon có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ngay cả trong các tế bào đã nhiễm virus.[2]

Vậy làm sao để tăng cường miễn dịch tự nhiên? Sau đây là một số gợi ý cho bạn.

di bo duong dai
“Tắm rừng” có thể làm giảm căng thẳng về thể chất và tinh thần, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch. (Ảnh: Monkey Business Images/ Shutterstock). (Ảnh: Monkey Business Images/ Shutterstock)

“Tắm rừng” để tăng cường “vắc-xin tự nhiên” cho cơ thể

Một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và một tư tưởng vị tha đều có thể giúp tăng cường khả năng sản xuất interferon của cơ thể và củng cố khả năng chống lại virus. Ngoài ra, có nhiều cách để nâng cao “khả năng miễn dịch tự nhiên” của cơ thể cho cả người già và trẻ nhỏ. Ví dụ, bạn có thể đi bộ đường dài trong rừng, người Nhật coi đây là một liệu pháp điều trị cho bệnh nhân bệnh mạn tính và ung thư, và gọi đó là “tắm rừng”.

Tập thể dục cũng giúp tăng cường nồng độ interferon trong cơ thể.

Trong một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí PLOS ONE, những con chuột béo phì đã bị nhiễm virus cúm A và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tập thể dục làm tăng mức độ biểu hiện của interferon loại I trong phổi của chuột, tăng khả năng kháng virus và giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm cúm A ở chuột béo phì.

Trong một nghiên cứu khác, 16 người đàn ông khỏe mạnh đã tham gia vào một chương trình tập thể dục và được kiểm tra máu sau khi tập luyện. Người ta thấy rằng mức độ biểu hiện của các interferon đã tăng lên đáng kể và nó trở lại mức trước đó hai tháng sau khi ngừng tập thể dục.

Các nghiên cứu của Nhật Bản về tác dụng của việc “tắm rừng” – tức là hòa mình vào môi trường thiên nhiên trong rừng, giúp tăng số lượng và chức năng các tế bào diệt tự nhiên (NK cell) trong cơ thể. Tác dụng này có thể kéo dài đến một tháng sau đó. Tế bào NK là miễn dịch bẩm sinh của cơ thể, có tác dụng kháng virus thông qua việc tiêu diệt trực tiếp tế bào nhiễm virus hoặc bản thân virus.

Ở nhà trong thời gian dài và những căng thẳng do dịch bệnh mang lại khiến hệ miễn dịch của con người bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc cơ thể luôn phải căng mình để đối phó với stress sẽ khiến cạn kiệt năng lượng. Do đó, cùng nhau đi bộ trong rừng có lợi cho việc tăng cường miễn dịch và giảm căng thẳng mạn tính.

Thực hành thiền định mang lại khả năng chữa bệnh mạnh mẽ

Đã có rất nhiều nghiên cứu nhận thấy tác dụng của thiền định lên sức khỏe tim mạch và tăng cường miễn dịch. Một nghiên cứu gen quy mô lớn đã tiết lộ sự kích hoạt mạnh mẽ hệ thống miễn dịch sau 8 ngày thiền nâng cao.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, phản ứng stress oxy hóa, giải độc và các con đường điều chỉnh chu kỳ tế bào được điều chỉnh giảm sau thiền định. Đáng chú ý là 220 gen liên quan trực tiếp đến phản ứng miễn dịch, bao gồm 68 gen liên quan đến interferon đã được điều hòa, không có sự thay đổi biểu hiện đáng kể nào ở các gen gây viêm. [3]

Công trình này gợi ý rằng, thiền định có thể là biện pháp can thiệp hành vi để cải thiện phản ứng miễn dịch tự nguyện và có thể giúp điều trị các bệnh liên quan đến phản ứng viêm quá mức như đa xơ cứng, hậu COVID-19 và bệnh viêm thần kinh,…

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại bất kỳ loại virus nào bằng cách tập luyện thể dục, tắm rừng hoặc thiền định. Sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu như kết hợp chúng với nhau, ví dụ như đi bộ đường dài trong rừng hoặc ngồi thiền trong rừng cây.

Thượng đế đã ban tặng cho chúng ta một hệ thống bảo vệ bẩm sinh mạnh mẽ chống lại tất cả các loại virus và các mầm bệnh khác nhau, đồng thời còn tạo ra thiên nhiên giúp tăng cường hệ thống đó. Kết nối với thiên nhiên và lựa chọn một lối sống tích cực mới là lựa chọn thông minh để đối phó với các loại dịch bệnh trong tương lai.

mien dich 3
Đã có rất nhiều nghiên cứu nhận thấy tác dụng của thiền định lên sức khỏe tim mạch và tăng cường miễn dịch. Hình ảnh các học viên Pháp Luân Công tại London, Anh, thực hành bài thiền định. (Ảnh: Matt_David/ Shutterstock)
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Thu Mộc (t/h)