Tết đến, có nhiều cơ hội và thời gian ở bên gia đình cùng những bữa cơm thân mật, và chắc hẳn không thể thiếu vài ly rượu chung vui. Tuy nhiên, một số người mặc dù không uống quá nhiều vẫn cảm thấy say và chóng mặt sớm hơn những người khác. Nếu không thể tránh được việc phải uống rượu, bạn có thể tham khảo các cách khắc phục này.

say rượu
(Ảnh: Dragon Images/ Shutterstock)

Về vấn đề này, tờ báo ‘Liberty Times’ đã dẫn lời Chuyên gia dinh dưỡng Cao Mẫn Mẫn trên trang Facebook “Gao Minmin Nutritionist” của cô về chiến lược và giải pháp uống rượu để tránh say xỉn.

3 biện pháp đối phó trước khi uống rượu bia

1. Không uống khi bụng đói

Khi bạn uống rượu trong tình trạng để bụng đói, nó sẽ khiến rượu hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn, dẫn đến tình trạng say, tổn thương dạ dày và khả năng bị nôn nao. Các chất kích thích trong rượu còn gây hại nghiêm trọng cho nội tạng, và niêm mạc dạ dày. 

Đặc biệt uống rượu khi đói dễ làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu. Bởi vì chất Methanol trong rượu khi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành chất độc, dễ dẫn đến trụy mạch, viêm gan và nhiễm độc.

2. Ăn thực phẩm giàu protein

trung luoc
Nên ăn nhẹ các thực phẩm giàu protein như trứng trước khi uống rượu để dạ dày tiêu hóa chậm, làm chậm quá trình hấp thụ rượu. (Ảnh: Timolina/ Shutterstock)

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trước khi uống rượu hãy bổ sung các thực phẩm giàu protein chất lượng cao như: trứng, rau xanh, dưa chuột, uống một ít sữa đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, thịt gà, cá và sữa tươi..v.v. Các loại protein này sẽ giúp tạo ra một lớp bảo vệ thành dạ dày rất tốt và làm chậm quá trình hấp thụ của rượu. 

3. Sử dụng các loại dầu tốt

Các loại dầu được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên hay những thực phẩm có chứa một lượng dầu tốt, có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ thành dạ dày, tạo màng bảo vệ và giảm tốc độ hấp thụ cồn. Bạn có thể sử dụng dầu thực vật, cá hồi, các loại hạt và bơ..v.v. Khoáng chất magie và kali trong các loại hạt cũng như axit folic trong quả bơ sẽ làm giảm sự lo lắng và mệt mỏi sau cơn say.

bo hat chia
Khoáng chất magie và kali trong các loại hạt cũng như axit folic trong quả bơ sẽ làm giảm sự lo lắng và mệt mỏi sau cơn say. (Ảnh: Katarzyna Hurova/ Shutterstock)

4 biện pháp bổ sung để bảo vệ gan khi uống rượu

1. Nước (hoặc đá viên)

Nước là giải pháp giải rượu tốt nhất, nó có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu. Bởi vì nước có thể chuyển hóa và đào thải Acetaldehyde ra khỏi cơ thể, nó cũng có thể làm giảm các triệu chứng nôn nao, giúp làm sạch dạ dày và thực quản.

2. Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B có thể duy trì chức năng trao đổi chất của cơ thể, nâng cao hiệu quả chuyển hóa rượu của gan, giảm bớt gánh nặng cho gan và giúp tinh thần sảng khoái.

3. Kẽm 

Kẽm có thể làm tăng hoạt tính của Dehydrogenase trong cơ thể con người, giúp giải rượu, bảo vệ gan, giảm ảnh hưởng của gan do rượu. Do đó nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm như các loại hạt, trứng và ngũ cốc nguyên hạt.

4. Dinh dưỡng chống oxy hóa

Khoai lang, cam quýt, dâu tây, trà xanh hoặc rau củ quả tươi, đều có thể hỗ trợ gan chuyển hóa, kháng viêm, giảm thiểu hiệu quả tổn thương oxy hóa do rượu gây ra.

3 biện pháp để tăng tốc độ trao đổi chất sau khi uống

1. Uống nước

shutterstock 1548860402
Nước có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu. (Ảnh: Alter-ego/ Shutterstock)

Nước có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu, giảm các triệu chứng nôn nao, giúp làm sạch đường tiêu hóa và thực quản.

2. Sử dụng vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B có thể duy trì chức năng trao đổi chất của cơ thể, nâng cao hiệu quả chuyển hóa rượu của gan, giúp giải khát, đồng thời là coenzim cho nhiều chức năng sinh lý.

3. Bổ sung chất điện giải

thực phẩm, chuối, ăn chuối
Ngoài việc bổ sung chất điện giải, lượng đường trong chuối còn có thể cải thiện tình trạng hạ đường huyết. (Ảnh: Paulo Vilela/Shutterstock)

Rượu có tác dụng lợi tiểu, dễ làm cơ thể mất nước dẫn đến mất cân bằng điện giải. Lúc này có thể bổ sung nước lọc, nước dừa và chuối. Bên cạnh đó, ngoài việc bổ sung chất điện giải, lượng đường trong chuối còn có thể cải thiện tình trạng hạ đường huyết.

Uống rượu thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

bệnh Alzheimer
Nếu uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài, có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. (Ảnh: Robert Kneschke/Shutterstock)

Chuyên gia Cao Mẫn Mẫn nhắc nhở rằng cần phải kiểm soát lượng rượu để tránh các triệu chứng nôn nao. Đặc biệt, nếu bạn uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài, có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Do đó khuyến cáo phụ nữ không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày. Còn nam giới thì không quá 2 ly.

Trong những ngày Tết, chuyện uống rượu bia là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể kiểm soát sức khỏe cơ thể bằng những phương pháp mà chuyên gia đã đưa ra. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là cố gắng hạn chế hết mức lượng rượu hấp thụ vào cơ thể và tập thể dục thường xuyên.