Mọi cảm xúc đều ảnh hưởng đến các cơ quan tương ứng trong cơ thể. Kể cả tất cả những cảm xúc chúng ta không biểu lộ ra ngoài đều được cơ thể ghi lại. 

cảm xúc
Ôm một người thân thiết mỗi ngày có lợi cho cơ thể và tinh thần hơn bất kỳ bài tập thể dục hay liều thuốc nào. (Ảnh: Antonio Guillem/ Shutterstock)

Tâm trạng của một người tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người đó.

Nếu một người duy trì tâm trạng vui vẻ trong thời gian dài, chắc chắn cơ thể sẽ tương đối khỏe mạnh, nếu một người duy trì sự tức giận trong thời gian dài, chỉ cần nghĩ đến cãi vã, chỉ số căng thẳng của cơ thể sẽ tăng cao.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu chúng ta buộc phải sống và làm việc dưới áp lực, các triệu chứng dị ứng của cơ thể sẽ tăng gấp đôi sau 2 ngày. 

Lúc này, nếu bạn khóc nhiều, các hormone do căng thẳng sẽ được đẩy ra ngoài ngay lập tức cùng với những giọt nước mắt.

Những cảm xúc vui buồn oán giận tột cùng của con người sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? 

1. Lời yêu thương: Giảm cholesterol 

Khi bạn nói với người thân của mình rằng, bạn yêu họ nhiều như thế nào, có thể làm giảm mức cholesterol của bạn một cách hiệu quả. 

Nếu bạn dành 20 phút mỗi tuần để viết về một người thân yêu, mức cholesterol của bạn sẽ giảm sau 5 tuần. 

2. Cãi nhau dữ dội: Giảm một nửa khả năng tự phục hồi 

Nếu một ngày nào đó cơ thể bạn đã cảm thấy không khỏe, nhưng bạn vẫn cãi nhau với người yêu, thì cơ thể bạn sẽ mất thêm khoảng một ngày nữa để dần hồi phục. 

Mà nếu tính khí của bạn nóng nảy, rất dễ cãi nhau với người khác thì năng lực phục hồi của bản thân rất có thể chỉ bằng ½ so với người khác.

3. Căng thẳng quá mức: Khả năng miễn dịch giảm xuống

Nếu chỉ căng thẳng tâm lý hoặc sinh lý ở mức nhẹ, xảy ra nhất thời, thì có thể tăng cường khả năng miễn dịch và tạo phân tử chống ung thư trong nhiều tuần.

Nhưng nếu chịu áp lực quá mức trong thời gian dài thì có thể khiến trí nhớ suy giảm, tư duy không chặt chẽ, khả năng miễn dịch giảm sút, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng.

Mọi cảm xúc đều ảnh hưởng đến các cơ quan tương ứng trong cơ thể người.

Đồng thời, áp lực còn làm tăng cường các phản ứng dị ứng, khiến trạng thái thể chất và tinh thần của bạn ngày càng trở nên tồi tệ. 

4. Buồn bực trong lòng: Khả năng mắc bệnh nặng tăng cao

Nếu một người phụ nữ phải kìm nén tức giận khi xung đột với chồng trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư cao gấp đôi. 

Còn nếu bạn mỗi khi tức giận liền bộc phát gào thét, dù chỉ là vài phút bộc phát, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ tăng nhanh, khiến khả năng bị nhồi máu cơ tim tăng lên 19%.

Nhưng ngay cả khi bạn tìm ra cách nhẹ nhàng hơn để thể hiện sự tức giận của mình, chẳng hạn như mất kiên nhẫn hoặc oán trách, thì căng thẳng và tâm trạng tồi tệ đi kèm với sự tức giận sẽ vẫn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Vì vậy, giải quyết sự tức giận một cách hợp lý và học cách thể hiện cảm xúc đúng đắn là điều tốt cho người khác và cho chính bạn. 

5. Tình yêu nồng nhiệt: Tế bào não trở nên có sức sống

shutterstock 1350012263
(Ảnh: Mallika Home Studio/ Shutterstock)

Tình yêu có thể thúc đẩy quá trình tiết ra yếu tố tăng trưởng thần kinh kéo dài trong 1 năm. 

Yếu tố tăng trưởng thần kinh là một chất giống như hormone giúp hệ thần kinh tái tạo và cải thiện trí nhớ bằng cách thúc đẩy sự phát triển của tế bào não. 

Đồng thời, vì những người đang yêu luôn tận hưởng cảm giác hài lòng khi được yêu nên trạng thái thể chất và tinh thần của họ trở nên tương đối ổn định. 

6. Tinh thần sa sút: Cơ thể đau đớn

Trầm cảm, bi quan và tiêu cực có thể gây ra nhiều tổn hại cho cơ thể.

Serotonin và dopamine là hai chất dẫn truyền thần kinh trong não liên quan đến hạnh phúc, mức độ của chúng cao hơn khi bạn có tâm trạng tốt. 

Ngoài ra, một chức năng quan trọng khác của serotonin là giúp giảm đau, vì vậy 45% bệnh nhân bị trầm cảm cũng sẽ kèm theo các cơn đau thể xác khác nhau. 

7. Thoải mái cười lớn: Tăng cường hormone tăng trưởng 

Bất cứ khi nào cơ thể con người thoải mái sẽ tiết ra thêm 27% beta-endorphin có thể khiến con người cảm thấy phấn chấn; tăng 87% hàm lượng hormone tăng trưởng của con người giúp ngủ ngon và sửa chữa tế bào. 

Điều đó nói rằng: Nếu bạn có thể thoải mái cười lớn, bạn sẽ ngủ ngon hơn và cảm thấy tốt hơn về thể chất và tinh thần. 

Mà tất cả những điều này có lẽ chỉ cần xem một bộ phim hài hước là có thể thực hiện được. 

Thậm chí chỉ cần cố gắng cười mà không cười thành tiếng cũng có thể ngăn chặn việc giải phóng cortisol và adrenaline, vốn là những chất có liên quan đến tâm trạng xuống thấp. 

Vì vậy, câu nói “một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ” là có cơ sở khoa học. 

8. Khóc thành tiếng: Cơ thể được giải độc

Nước mắt chứa hàm lượng cao các hormone liên quan đến căng thẳng và chất dẫn truyền thần kinh. 

Nước mắt là cách cơ thể loại bỏ các hóa chất độc hại khi bị căng thẳng và chúng cũng là một cách tuyệt vời để giải phóng cảm xúc.

Vì vậy, nếu bạn kìm nén và không thể khóc, sẽ khiến cơ thể bạn không thể giải độc một cách tự nhiên, hơn nữa, sẽ dẫn đến tình trạng suy sụp tinh thần nặng hơn, cuối cùng sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, trí nhớ và tiêu hóa. 

9. Ghen tị: Áp huyết tăng nhanh

ghen ty
(Ảnh: Miljan Zivkovic/ Shutterstock)

Ghen tị là một trong những cảm xúc mãnh liệt và đau khổ nhất của con người, nhưng đồng thời cũng là cảm xúc khó kiểm soát nhất. 

Người phụ nữ thường cảm thấy ghen tị với hạnh phúc của người khác có thể xuất phát từ việc bị phản bội trong tình cảm, còn sự ghen tị của người đàn ông thì lại thường xuất phát từ sự nghi ngờ về năng lực của bản thân mình.

Ghen tị là sự kết hợp giữa sợ hãi, căng thẳng và tức giận, nó sẽ kích hoạt “cơ chế phản ứng khẩn cấp” của cơ thể. 

Vì vậy, khi một người ở trong trạng thái ghen tị thì huyết áp, nhịp tim, adrenalin và hệ thống miễn dịch đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

11. Canh cánh trong lòng: Áp lực đè nặng

Ngoài việc huyết áp tăng cao khi bạn đang tức giận, trong một tuần sau đó, chỉ cần trong đầu lại hiện lên cảnh cãi vã, chỉ số căng thẳng của cơ thể sẽ lại tăng cao.

Điều đó có nghĩa là, nếu gần đây bạn có tranh cãi với ai đó, tốt nhất bạn nên cố gắng làm bản thân phân tâm và không vướng bận vào vấn đề đó nữa.

Thiền định, tỉnh thức và nhìn vào bên trong bản thân đều là những cách tốt để giải tỏa cơn giận. 

11. Ôm: Giảm bớt áp lực

Oxytocin là một loại hormone được tiết ra trong các mối quan hệ tình cảm và những khoảnh khắc hạnh phúc khác.

Lý do tại sao những người yêu nhau khao khát những cái ôm và nụ hôn chính là vì lúc đó hormone oxytocin đang tiết ra.

Khi hàm lượng oxytocin trong cơ thể con người tăng cao, một lượng lớn hormone DHEA (dehydroepiandrosterone) sẽ được giải phóng. DHEA không chỉ có thể trì hoãn lão hóa, giảm căng thẳng mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào.

Ôm một người thân thiết mỗi ngày có lợi cho cơ thể và tinh thần hơn bất kỳ bài tập thể dục hay liều thuốc nào. 

12. Cảm nhận hạnh phúc: Lợi ích là vô tận 

chăm con
(Ảnh: Ground Picture/ Shutterstock)

Tình yêu, lòng biết ơn và sự hài lòng đều kích thích sản xuất oxytocin. 

Khi tâm trạng vui vẻ hoặc có cảm giác thân thuộc mạnh mẽ, tim sẽ tiết ra oxytocin, dưới tác dụng của nó, hệ thống thần kinh sẽ dần thư giãn và áp lực sẽ được giải tỏa. 

Đồng thời, lượng oxy cung cấp cho các mô trong cơ thể được tăng lên rất nhiều, tốc độ phục hồi cũng được cải thiện hơn nữa.

Ngoài ra, khi bạn cảm thấy biết ơn thì hoạt động điện não và hoạt động điện tim có xu hướng hài hòa, ở trạng thái này, hiệu quả làm việc của não và tim là cao nhất.