Bệnh về gan là bệnh tương đối hay gặp, nếu muốn ngăn ngừa căn bệnh này một cách hữu hiệu, đầu tiên cần phải hiểu chức năng chính của gan. Ngoài chức năng là cơ quan bài tiết chất độc của cơ thể, gan còn có những chức năng và tác dụng gì? Làm thế nào để tự nhận biết được bệnh về gan?

gan
Ảnh minh họa từ Shutterstock

Chức năng của gan

1. Sản sinh nhiệt lượng

Gan tham gia vào hoạt động điều tiết cân bằng nước và chất điện giải, khi trong trạng thái tĩnh, nhiệt lượng của cơ thể chủ yếu cũng do gan cung cấp. Trong tất cả các cơ quan nội tạng, gan là cơ quan trao đổi chất mạnh nhất trong cơ thể, nhiệt độ lưu động cũng cao hơn các cơ quan khác, vì vậy nên nhiệt lượng sinh ra cũng rất lớn.

2. Tiết mật

Tế bào gan có thể không ngừng tiết mật và sản sinh ra axit mật giúp thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu của ruột non.

3. Chức năng phòng bệnh

Trong gan có nhiều tế bào Kupffer có khả năng hút rất mạnh, có thể ăn các vi khuẩn, dị vật trong máu, giúp cơ thể miễn hấp thu các chất độc hại, nhờ đó nên có tác dụng phòng bệnh.

4. Chuyển hóa hoóc môn

Trong máu của mỗi người đều có một lượng hoóc môn nhất định, khi hoóc môn tiết ra quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Lúc này, gan sẽ xử lí các hoóc môn dư thừa, khiến chúng mất hoạt tính và bị đào thải ra khỏi cơ thể.

5. Tạo ra chất đông máu

Gan cũng là nơi chủ yếu tạo ra chất đông máu, vì vậy, người bị bệnh gan sẽ bị thiếu chất đông máu, từ đó có hiện tượng xuất huyết.

6. Điều tiết tuần hoàn máu

Các xoang tĩnh mạch trong gan có thể chứa một lượng máu nhất định có tác dụng kịp thời cung cấp máu cho quá trình tuần hoàn khi cơ thể xuất hiện tình trạng mất máu.

7. Chuyển hóa chất béo

Gan là trạm vận chuyển chất béo quan trọng, thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thu, sẽ có một phần chất béo đi vào gan, sau đó chuyển thành mỡ tích tụ trong cơ thể. Khi chúng ta đói, mỡ tích tụ sẽ được vận chuyển đến gan để phân giải.

8. Chuyển hóa protein

Gan là nơi hình thành protein huyết tương chính, có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự chuyển hóa protein trong cơ thể. Gan sẽ tổng hợp amoniac sản sinh ra từ sự chuyển hóa axit amin thành urea và thải ra ngoài qua thận. Vì vậy khi mắc bệnh về gan, protein huyết tương có thể sẽ bị giảm, khiến hàm lượng amoniac tăng lên.

9. Chuyển hóa đường

Trong gan còn có chứa lượng glycogen nhất định có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết nồng độ máu và duy trì sự ổn định của cơ thể. Vì vậy, khi mắc bệnh gan, đường huyết cũng sẽ có sự thay đổi.

Chúng ta cần tìm hiểu kỹ về chức năng của gan mới có thể kịp thời phát hiện khi gan gặp vấn đề, nhờ đó ngăn ngừa bệnh gan một cách hữu hiệu.

Tự chẩn đoán bệnh gan:

1. Đột nhiên cảm thấy mất sức mà không rõ nguyên nhân, tinh thần mệt mỏi, hai đầu gối mỏi nhừ…

2. Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đột nhiên chán ăn, ngán dầu mỡ, buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón…

3. Đau nhẹ, đau nhiều và đau nặng hoặc có cảm giác nóng bên sườn phải.

4. Tròng đen, da, nước tiểu vàng hoặc có màu trà sẫm.

5. Thấy rõ đốm trên tròng đen hai mắt.

6. Lòng bàn tay có màu vàng, cả bàn tay có màu vàng nhạt hoặc có đốm màu tím.

7. Da trên lòng bàn tay, đặc biệt là phần rìa bàn tay hoăc mu bàn tay bị đỏ ửng.

8. Đốt thứ hai của ngón áp út trên bàn tay có cảm giác đau.

9. Khi vào mùa dễ mắc viêm gan hoặc khu vực cũng như trong nhà có người bệnh viêm gan cấp tính thì cần phải cảnh giác đề phòng.

10. Số ít người trước khi phát bệnh gan từng có triệu chứng giống như bị “cảm”.

11. Tại vị trí tương ứng với gan trên tai ngoài có chỗ sưng, dùng que ấn nhẹ thì cảm thấy đau hơn các vị trí khác.

12. Da mặt xám không sáng.

13. Bề mặt da toàn thân có thể thấy những vết đỏ rải rác, ấn nhẹ vào giữa bằng vật nhọn, phần tơ đỏ xung quanh biến mất, ngừng ấn thì tơ đỏ lại xuất hiện.

14. Sưng động mạch cổ bên phải.

15. Bụng sưng trướng, trên thành bụng nổi rõ tĩnh mạch xanh.

16. Sưng chân, thậm chí sưng phù toàn thân, giảm lượng nước tiểu.

17. Người có tiền sử uống rượu hoặc dùng những loại thuốccó hại cho gan lâu ngày như Tetracycline, thuốc ngừa thai dạng viên, chlorpromazine, sulfonamide… nên cảnh giác với viêm gan do rượu hoặc viêm gan do thuốc.

18. Người mắc bệnh gan có thể thấy bề mặt gan không bằng phẳng, có cảm giác ứ và đau rõ ràng.

19. Người bệnh nặng trong miệng thường có mùi giống như mùi táo bị hỏng.

Thanh Xuân

Xem thêm: