Quả đu đủ có biệt danh “quả vạn thọ”, trái có vỏ bóng mịn và đẹp mắt, có thịt dày, hương vị thanh ngọt, nhiều nước; lượng calo thấp hơn cam, táo, lê, đào: đu đủ chỉ chứa 27kcal/100g, còn quả táo chứa đến 52kcal/100g.

quả đu đủ
Đu đủ nổi tiếng là “quả trăm lợi ích”, chứa hơn 17 loại axit amin và canxi, sắt, papain, kiềm, v.v (Ảnh từ internet)

Tuy nhiên lượng vitamin C trong đu đủ gấp 48 lần so với táo, và vitamin A cũng cao nhất trong các loại trái cây. Vì vậy mà đu đủ mang những biệt danh như “trái cây trăm lợi ích”, “vua của trái cây” và “trái vạn thọ”. Trái đu đủ có hơn 17 loại axit amin, và canxi, sắt, cũng có papain (là một loại men phân giải protein), kiềm. Một nửa trái đu đủ tầm trung bình là đủ nhu cầu vitamin C cần thiết cho người lớn trong một ngày. Ở Trung Quốc đu đủ được gọi là “trái vạn thọ”, hàm nghĩa là ăn nhiều có thể kéo dài tuổi thọ.

Lợi ích sức khỏe của đu đủ

1. Kiện tỳ tiêu thực

Y học hiện đại phát hiện đu đủ có chứa protease làm phân hủy chất béo thành axit béo, giúp cơ thể phân giải protein thịt; là chất có lợi cho cơ thể tiêu hóa và hấp thu thức ăn, dùng một lượng nhỏ đu đủ sau bữa ăn giúp dạ dày phân giải, hấp thụ các loại thịt khó tiêu hóa, có thể phòng ngừa tốt chứng loét dạ dày, bệnh khó tiêu. Như vậy đu đủ có công dụng kiện tỳ tiêu thực.

2. Diệt khuẩn

Chất kiềm và papain trong đu đủ có khả năng chống khuẩn mycobacterium tuberculosis (còn gọi là ‘vi khuẩn lao’) và ký sinh trùng, tiêu biểu như sán dây, giun đũa, giun tóc, amoeba, vì vậy có tác dụng diệt khuẩn và kháng lao.

3. Chống ung thư

Rennet, một enzyme thủy phân protein trong đu đủ có tác dụng thông tuyến sữa (sau khi sinh), chất kiềm trong đu đủ có tác dụng ngừa bệnh bạch cầu lymphocytic (ung thư máu).

4. Bổ sung dinh dưỡng để cải thiện sức đề kháng

Đu đủ chứa nhiều nước, carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và một loạt các axit amin thiết yếu, có thể bổ sung hiệu quả các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

5. Chống co giật

Chất kiềm trong quả đu đủ có tác dụng làm giảm đau nhức co giật, có tác dụng rất rõ đối với điều trị co giật cơ bắp chân.

Kiêng kỵ

Nhìn chung mọi người bình thường đều có thể ăn đu đủ, đặc biệt thích hợp cho những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính hay thoái hóa, sản phụ thiếu sữa, phong thấp đau gân cốt, người bị thương gây vết bầm tím, bị bong gân, khó tiêu, bệnh béo phì. Không thích hợp cho phụ nữ mang thai, người thể chất quá mẫn cảm.

Chọn đu đủ

Mẹo chọn mua đu đủ: Đu đủ chia làm 2 loại.  Loại hình bầu dục, nặng, ít hạt chắc thịt, vị ngọt và thơm; loại nữa là thân hơi dài hơn, nhiều hạt, thịt mềm hơn và hương vị cũng kém hơn. Đu đủ xanh hoặc ương (chưa chín hẳn) phù hợp nấu canh, ăn tốt hơn quả đã chín.

Khi đu đủ chín, vỏ có màu vàng, vị đặc biệt thanh ngọt. Quả mà vỏ hiện những đốm đen thì đã bắt đầu biến chất, hương vị và giá trị dinh dưỡng đã bị phá hủy.

Phối hợp tốt nhất

  1. Đu đủ + sữa bò, có tác dụng dưỡng nhan sắc.
  2. Đu đủ hầm với đường phèn

Lấy 20 gram mộc nhĩ trắng, 200 gram đu đủ, một chút hạnh nhân. Trước tiên ngâm mộc nhĩ trắng trong nước một lúc, sau đó cắt cuống và rửa sạch; tiếp tục làm sạch đu đủ, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ; lại làm sạch hạnh nhân. Cho vào nồi toàn bộ mộc nhĩ trắng, đu đủ, hạnh nhân, đường phèn cùng lượng nước phù hợp, đậy nắp và đun sôi khoảng một tiếng là dùng được. Thức uống này có tác dụng kiện tỳ và tiêu thực.

Thanh Xuân

Xem thêm: