Khi các trường học trên khắp nước Mỹ bắt đầu khai giảng trong bối cảnh gia tăng lây nhiễm biến thể Delta, giới khoa học Mỹ cũng nổ ra cuộc tranh luận về hiệu quả của việc đeo khẩu trang trong trường học.

shutterstock 1737055280
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Thực tế tại Mỹ hiện nay, vấn đề đeo khẩu trang trong trường học đang gây tranh cãi giữa các chính trị gia và các bậc phụ huynh. Mặc dù một số trường công bắt buộc đeo khẩu trang vào mùa thu, nhưng cũng nhiều trường cũng cho phép học sinh tự nguyện có đeo khẩu trang hay không.

Các bang Arizona, Florida, Iowa, Montana, North Dakota, South Dakota, Tennessee và Texas đã cấm các trường học tại địa phương thực thi chính sách bắt buộc đeo khẩu trang. Trên bình diện quốc tế, trong năm nay cả Vương quốc Anh và Ireland không yêu cầu học sinh đeo khẩu trang, trong khi Pháp sẽ chỉ yêu cầu học sinh từ 11 tuổi trở lên đeo khẩu trang.

Một số bác sĩ và nhà khoa học Mỹ gần đây đã chỉ ra bằng chứng tốt nhất cho thấy khẩu trang không phải là biện pháp hiệu quả chống lại virus COVID-19, vì nguy cơ trẻ em nhiễm virus là khá nhỏ trong khi khẩu trang có thể có tác động xấu đến chúng. Xu hướng phản bác thì cho rằng cần phải phổ biến việc sử dụng khẩu trang trong trường học trước khi vắc-xin có thể được áp dụng phổ biến ở trẻ nhỏ.

Luận điểm của phe phản đối buộc đeo khẩu trang:

Phe phản đối cho rằng dù sao cũng không phải lo lắng về lây nhiễm quy mô lớn ở trẻ em, vì COVID-19 ít gây ra mối đe dọa cho chúng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), số người từ 17 tuổi trở xuống chỉ chiếm 0,06% tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ.

Giáo sư y khoa Jay Bhattacharya tại Đại học Stanford và là một trong những đồng tác giả của “Tuyên bố Great Barrington” (Great Barrington Declaration) cho rằng không đeo khẩu trang có thể là chính sách đúng, vì không có bằng chứng nào cho thấy việc đeo khẩu trang có thể ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Tuyên bố Great Barrington” là một kế hoạch gây tranh cãi về cách ứng phó với đại dịch COVID-19, theo đó tập trung vào việc bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn như người già, đồng thời tránh những tác hại của việc ngăn chặn dịch bệnh. Ông cho biết: “Từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch, rõ ràng là những người trẻ tuổi phải đối mặt với rất ít rủi ro. Năm 2020 số trẻ chết vì COVID ít hơn số trẻ em chết vì cúm”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng khẩu trang có thể gây ra các vấn đề cho việc học tập và phát triển cảm xúc của trẻ em.

Cùng quan điểm, gần đây giáo sư Neera Sood chuyên về chính sách công thuộc Đại học California tại Santa Barbara đã cho biết lý do một trường học đăng ký ở quận Cam tại California phản đối việc đeo khẩu trang: “Những người ủng hộ [đeo khẩu trang] có trách nhiệm chứng minh lợi ích của việc đeo khẩu trang đối với trẻ em lớn hơn chi phí (tác hại)”.

Luận điểm của phe ủng hộ buộc đeo khẩu trang:

Giáo sư nhi khoa nổi tiếng Danny của Đại học Duke là Tiến sĩ Danny Benjamin không đồng ý với quan điểm trên. Ông cho biết: “Trong 8 bài báo đã xuất bản được bình duyệt khác nhau, biện pháp khẩu trang đã minh chứng phổ biến có thể ngăn chặn sự lây lan của (virus trong) trường học”.

Gần đây trên tờ The New York Times, giáo sư Benjamin và đồng nghiệp Kanecia Zimmerman là phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Duke đã ủng hộ việc đeo khẩu trang ở trường. Họ cung cấp bằng chứng từ bang North Carolina của Mỹ rằng năm ngoái tất cả các trường công lập ở bang này yêu cầu giảng viên, nhân viên và học sinh đeo khẩu trang. Năm học trước, trong hơn 7.000 trường hợp (người lớn và trẻ em) tại các trường học ở North Carolina nhiễm COVID-19, nhưng theo dõi tiếp xúc và xét nghiệm cho thấy chỉ có 363 trẻ em và người lớn bị lây từ người bị nhiễm. Họ cho rằng điều này là do hiệu quả ở đeo khẩu trang.

Tranh luận của học giả từ các trường đại học nổi tiếng của Mỹ

Tuy nhiên, giáo sư Bhattacharya phản pháo lại rằng giáo sư Benjamin đã phóng đại kết luận của nghiên cứu. Một phần là do nghiên cứu không có nhóm đối chứng, nhóm này phải đến từ một khu học chánh (school district) hoặc không có khẩu trang hoặc có chính sách tự nguyện đeo khẩu trang. Điều này khiến các nhà nghiên cứu không thể biết liệu North Carolina, nơi thực hiện biện pháp buộc đeo khẩu trang, có tốt hơn những khu vực không có chính sách bắt buộc về khẩu trang hay không.

Giáo sư Benjamin thừa nhận rằng không có nhóm đối chứng trong nghiên cứu của mình.

Trong 8 nghiên cứu do giáo sư Benjamin đề cập đã chỉ ra rằng khẩu trang có hiệu quả trong trường học, nhưng chỉ một nghiên cứu có nhóm đối chứng. Nghiên cứu đã phát hiện ra trường học yêu cầu học sinh đeo khẩu trang có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp hơn. Nhưng cả 8 nghiên cứu đều là nghiên cứu quan sát, với cách này thì nhà nghiên cứu không thể kiểm soát biến độc lập: người đeo khẩu trang. Điều này làm cho chúng rất dễ bị sai lệch ảnh hưởng đến kết quả, không giống như các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên thì nhà nghiên cứu có thể kiểm soát biến độc lập.

Giáo sư Bhattacharya cho biết, trong nghiên cứu đeo hay không đeo khẩu trang dùng thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên thì rất khó để tìm ra bằng chứng cho thấy khẩu trang có thể ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Điều đáng chú ý là trong một nghiên cứu kiểu này ở Đan Mạch, các nhà nghiên cứu đã chỉ định ngẫu nhiên những người tình nguyện đeo hoặc không đeo khẩu trang trong khoảng thời gian hai tháng. Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong việc lây nhiễm COVID-19 giữa những người không đeo khẩu trang và những người đeo khẩu trang. Điều này phù hợp với quan điểm của giáo sư Bhattacharya.

WHO khuyến cáo không nên cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống đeo khẩu trang

Việc ép buộc trẻ đeo khẩu trang có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ. Giáo sư Bhattacharya cho biết: “Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, khẩu trang có thể gây ra các vấn đề về phát triển, học tập cảm xúc và tiếp thu ngôn ngữ”.

Khả năng nhận biết nụ cười và nét mặt rất cần thiết cho sự phát triển cảm xúc của trẻ, và điều này gần như không thể thực hiện được sau khi đeo khẩu trang. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khi đeo khẩu trang, trẻ em dưới 8 tuổi dễ nhầm lẫn cảm xúc thực sự với những cảm xúc khác. Sự nhầm lẫn này đặc biệt rõ ràng đối với trẻ em từ 3 – 5 tuổi.

Những lo ngại này đã tạo cơ sở cho các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về khẩu trang dành cho trẻ vị thành niên. WHO khuyến cáo không nên cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống đeo khẩu trang, một phần vì lo ngại biện pháp này có thể gây hại cho sự phát triển cảm xúc của trẻ. Đối với trẻ em từ 6 – 11 tuổi, WHO khuyến cáo rằng quyết định đeo khẩu trang hay không đeo khẩu trang được đưa ra tùy từng trường hợp dựa trên tỷ lệ lây nhiễm ở các cộng đồng xung quanh và tác động của việc đeo khẩu trang khẩu trang đối với “học tập và phát triển tâm lý”.

Lý Cao, Vision Times

Xem thêm: