Thông thường, theo tuổi tác cộng với sự tấn công của virus, các chức năng của não sẽ suy giảm, đồng thời quá trình lão hóa não càng được đẩy nhanh hơn. Tuy nhiên, trong tự nhiên có rất nhiều loại thực phẩm tuyệt vời giúp cho bộ não của chúng ta được trẻ hóa, trong đó nấm được coi là “dược liệu vàng” cho não.

súp nấm
Ăn súp nấm có thể giữ cho bộ não luôn tươi trẻ. (Ảnh: Yulia Davidovich/ Shutterstock)

Virus tấn công làm não lão hóa sớm

Sa sút trí tuệ là một bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của não bộ. Nó có thể tác động nghiêm trọng đến khả năng nhận thức và hành vi của một người, khiến họ không có khả năng sống một cuộc sống bình thường.

Mà loại suy giảm nhận thức phổ biến nhất chính là bệnh Alzheimer. Theo dữ liệu mới nhất do Hiệp hội Alzheimer của Hoa Kỳ công bố vào tháng 3/2023, thì có khoảng 6,7 triệu người Mỹ từ 65 tuổi trở lên mắc bệnh Alzheimer. Nếu không có những đột phá trong phòng ngừa, giảm thiểu và điều trị, dự đoán con số này có thể lên tới 13,8 triệu người vào năm 2060.

Bên cạnh sự thoái hóa chức năng não bộ do yếu tố tuổi tác, kể từ khi virus corona chủng mới bùng phát, nhiều nghiên cứu cũng tập trung vào tác động của việc lây nhiễm hay tiêm chủng đối với não bộ và hệ thần kinh.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí ‘Nature Medicine’ vào tháng 11/2022, sau khi phân tích toàn diện dữ liệu y tế liên bang của Hoa Kỳ. Người ta đã phát hiện ra rằng so với những người không bị nhiễm bệnh, thì những người bị nhiễm coronavirus mới có các triệu chứng đầu tiên sau khi nhiễm có xu hướng phát triển thành các bệnh thần kinh bao gồm: đột quỵ, suy giảm nhận thức và trí nhớ, đau nửa đầu và co giật.

Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng được công bố trên tạp chí Nature Medicine vào năm 2021, cho thấy: So với nhóm đối chứng, những người được tiêm vắc-xin coronavirus mới có nguy cơ mắc các biến chứng thần kinh cao hơn. Nguy cơ xảy ra các biến chứng này thậm chí còn cao hơn sau khi xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

shutterstock 2140988089
Sự tấn công của COVID-19 dẫn đến tăng nguy cơ phát triển thành các bệnh thần kinh. (Ảnh: U_photos/ Shutterstock)

Nấm chứa Ergothioneine, giúp ngăn ngừa thoái hóa não

Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ? Về vấn đề này, bác sĩ Trung y (Đài Loan) Hồ Nãi Văn, cho biết: Nấm có vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa suy giảm nhận thức, bởi vì nấm rất giàu Ergothioneine. Nó là một hợp chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh, có thể bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi bị hư hại và là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa suy giảm nhận thức.

Bác sĩ Hồ Nãi Văn cũng đã đề cập tới một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí về bệnh Alzheimer vào năm 2019. Nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong 6 năm đối với 663 người trên 60 tuổi và phát hiện ra rằng những người tham gia ăn nhiều hơn 2 khẩu phần nấm/tuần có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ thấp hơn khoảng 50% so với những người ăn ít hơn 1 khẩu phần/tuần. Một khẩu phần nấm là 150g.

Phân biệt các loại nấm

Bác sĩ Hồ cho biết nấm thường được chia thành 2 loại: nấm tươi và nấm phơi khô. Nấm khô đã được phơi nắng thường chứa nhiều vitamin D. Mà Vitamin D này có thể giúp cơ thể hấp thụ và cân bằng canxi.

Ngoài ra dựa vào tác dụng của nấm, thì người ta còn chia nó ra thành 3 loại: nấm dược liệu, nấm độc và nấm ăn được.

– Nấm dược liệu:

Nấm dược liệu đề cập đến là các loại nấm có tác dụng chữa bệnh như Cordyceps sinensis (Đông trùng hạ thảo); Poria cocos (Nấm phục linh); Ganoderma lucidum (Nấm linh chi) và Antrodia cinnamomea (Nấm ngưu chương chi). 

– Nấm độc:

Nấm độc thường nói đến chính là các loại nấm mọc dại. Loại này chứa rất nhiều độc tố nguy hiểm, nếu ăn nhầm sẽ có thể làm tổn hại chức năng sinh lý, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

Vì vậy khi bạn phát hiện ra một loại nấm lạ trong rừng hoặc trong vườn, thì tuyệt đối không ăn. Đa phần các loại nấm độc thường có màu sắc vô cùng sặc sỡ và nổi bật. Không những thế, khi hái nấm độc còn xuất hiện nhựa chảy ra. 

– Nấm ăn:

Các loại nấm ăn được bao gồm nấm sò, nấm ngọc châm, nấm kim châm, nấm clavarioid, nấm đông cô và nấm rơm…

Trong số đó, nấm sò có hình dáng nhỏ nhắn, hạn sử dụng tương đối ngắn. Do đó lúc mua về thì nên chế biến khi còn tươi và với mùi vị êm dịu của nó thì sẽ rất thích hợp để chế biến các món xào. Còn nấm ngọc châm rất ngon và phù hợp với súp hoặc salad nguội, nhưng không thích hợp để làm thịt nướng, vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị.

Nấm kim châm chứa ít calo và giàu chất xơ nên thường được dùng làm thực phẩm giảm cân. Chất Chitin có trong nấm kim châm có thể làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột, từ đó cải thiện tình trạng táo bón.

Ngoài ra, bác sĩ Hồ nhắc nhở rằng khi thêm nấm kim châm vào lẩu, tốt nhất nên cắt thành 3 hoặc 4 phần, để thuận tiện cho người già và trẻ em dễ nhai và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nấm kim châm có hàm lượng chất xơ cao, nên ông đề nghị những người có chức năng đường tiêu hóa kém không nên ăn quá nhiều.

Nấm chứa vị ngon bí ẩn thứ 5 – vị umami

Từ lâu, người ta đã tin rằng vị giác bao gồm 4 vị cơ bản: ngọt, mặn, chua và đắng. Nhưng vào năm 1907, nhà hóa học Nhật Bản, ông Ikeda Kikunae đã chiết xuất thành công L-sodium glutamate từ tảo bẹ và phát hiện ra rằng đó là chất có thể tạo ra vị umami (vị ngọt thịt). Vì nấm rất giàu axit glutamic nên cho một ít nấm vào món xào hoặc hầm sẽ có hương vị umami thơm ngọt rất đặc biệt.

Công thức súp nấm ngừa thoái hóa não và dưỡng nhan

1. Súp bách nấm dưỡng sinh: Ngừa thoái hóa não

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 nắm nấm hương tươi, 1 nắm nấm tú trân, 1 nắm nấm ngọc châm, 1 nắm nấm kim châm, 1/4 bông cải xanh, 1/4 quả bí đỏ (thái lát), 5 quả táo đỏ và 1 nắm kỷ tử. 

Cách làm: Sau khi cho tất cả nguyên liệu đã rửa sạch và cho vào nồi, thì đổ thêm 1.000ml nước rồi nấu ngay.

Bác sĩ Hồ cho biết, loại súp này ít calo, nhiều chất xơ, tạo cảm giác no, không chỉ duy trì sức khỏe, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ mà còn không dẫn đến béo phì.

2. Canh gà nấm hương tẩm bổ, dưỡng nhan

Nguyên liệu: Chuẩn bị 8 cái nấm hương khô (hoặc tươi), nửa con gà chặt miếng, 1 củ gừng già cắt thành 10 lát, 6 quả táo đỏ, 1.500ml nước, 300ml nước ngâm nấm và một chút muối. 

Cách làm: Nấm hương rửa sạch, ngâm trong 300ml nước ở nhiệt độ phòng cho đến khi nềm mềm rồi cắt thành lát dày 1mm. 

Sau đó đun sôi 1.500ml nước, cho gà vào nồi, hớt bọt. Sau cùng cho nấm hương thái lát, gừng, táo đỏ, nước ngâm nấm và muối vào đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa đun liu riu. 

Bác sĩ Hồ nhấn mạnh: Thời gian nấu càng lâu thì càng ngon và hầu như tất cả các chất dinh dưỡng sẽ được tiết ra trong súp.

shutterstock 350933426
Canh gà nấm hương nấu càng lâu càng ngon. (Ảnh: glen photo/ Shutterstock)

Những điểm chính cần lưu ý khi lựa chọn và bảo quản nấm hương

Bác sĩ Hồ cho hay, khi chọn nấm hương tươi, bạn cần chú ý 2 điểm sau:

1, Các mang nấm phải rõ ràng, nấm phải được sắp xếp ngay ngắn và không xếp chồng lên nhau.

2, Nấm tươi chất lượng cao có độ đàn hồi tốt, bề mặt khô ráo, màu sắc sáng bóng, không bị mềm, không thấm nước hay biến màu.

Nấm hương tươi khi làm sạch không cần ngâm nước để tránh mất mùi thơm và hương vị của nó. Bạn có thể vỗ nhẹ nấm để loại bỏ cặn bên trong mang, sau đó nhanh chóng rửa sạch những phần bị bẩn dưới vòi nước chảy hoặc dùng khăn giấy nhúng nước và lau sạch bụi bẩn trên bề mặt.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên nấu nấm hương đã rửa với nước càng sớm càng tốt để tránh bị đổi màu và nấm mốc. Không bao giờ được ăn nấm hương bị mốc vì có thể ảnh hưởng xấu đến gan và cơ thể.

Nấm hương tươi khi bảo quản phải được bọc trong giấy khô, để vào túi giữ tươi và cho vào tủ lạnh.

shutterstock 1662127597
Nên chọn loại nấm có bề căng mặt bóng, đàn hồi tốt và khô ráo (Ảnh: litchima/ Shutterstock)

Bệnh nhân gút và 3 nhóm người khác cần thận trọng khi ăn nấm hương

Bác sĩ Hồ nhấn mạnh những kiểu người sau đây không thích hợp để ăn nấm hương:

1, Nấm hương chứa nhiều nhân purine, dễ gây ra hoặc làm bệnh gút nặng thêm, vì vậy bệnh nhân gút hoặc bệnh thận mãn tính không nên ăn nhiều.

2, Nấm hương có nhiều lông, cho nên người bị viêm nhiễm không nên ăn, vì sẽ làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

3, Phụ nữ có thai không nên dùng nấm hương để tránh dị ứng da cho thai nhi.