Phân tích của truyền thông Nhật Bản chỉ ra rằng ban đầu đặt hy vọng rằng khi 60 – 70% số người được tiêm vắc-xin COVID-19 sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng, nhưng vì sức lây nhiễm của chủng biến thể Delta quá mạnh nên hiện giờ sẽ khó đạt được kỳ vọng này.

WHO dang theo doi chung bien the moi co kha nang khang vac xin 1
(Ảnh minh họa: Par Corona Borealis Studio/Shutterstock)

Thông tấn xã Trung ương Đài Loan dẫn một báo cáo từ Sankei Shimbun cho biết: Nói chung, nếu trung bình một bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho nhiều hơn một người, thì sẽ khiến dịch bệnh ngày càng lan rộng, số người có khả năng lây nhiễm cho người khác càng nhiều thì dịch càng lây lan nhanh. Ngược lại, nếu trung bình mỗi bệnh nhân truyền nhiễm lây cho dưới một người thì dịch sẽ từ từ lắng xuống.

Báo cáo chỉ ra, tiêm chủng tập thể là làm giảm số người có thể mắc các bệnh truyền nhiễm trong một nhóm thông qua việc tiêm chủng, ngay cả khi vẫn còn một số người dân chưa được tiêm chủng thì cũng có thể làm dịu dần dịch bệnh.

Khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm ngoái, chủng virus ban đầu đã khiến mỗi bệnh nhân lây nhiễm trung bình khoảng 2,5 người. Do đó, ước tính rằng nếu khoảng 60% đến 70% dân số được tiêm chủng thì sẽ có được miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của chủng virus đột biến Delta đã làm sụp đổ giả định này. Khả năng lây nhiễm của chủng Delta được ước tính là khoảng gấp đôi so với chủng ban đầu, có nghĩa là trung bình mỗi bệnh nhân có thể lây nhiễm cho 5 người, thậm chí Báo cáo nội bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đề cập rằng mỗi bệnh nhân có thể lây nhiễm cho 8 đến 9 người.

Sau khi chủng biến thể Delta lây lan, một số người tiếp tục bị “lây nhiễm đột phá” (tiêm rồi vẫn nhiễm) sau khi tiêm 2 liều vắc-xin. Theo kết quả điều tra tại Scotland, Vương quốc Anh, 2 liều vắc-xin Pfizer có hiệu quả phòng bệnh đối với chủng Delta là 79%, là thấp hơn so với hiệu quả phòng bệnh đạt 92% đối với chủng Alpha trước đây.

Theo báo cáo, nếu chủng Delta từ 1 bệnh nhân có thể lây nhiễm cho 5 người khác thì hiệu quả chống dịch của vắc-xin sẽ giảm xuống còn khoảng 80%, thậm chí nếu người dân trên cả nước được tiêm vắc-xin, các “lây nhiễm đột phá” sẽ dần dần xảy ra.

Ông Takaji Wakita (たかじ), Chủ tịch tổ chức chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của Chính phủ Nhật Bản kiêm Giám đốc Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia cho biết, đánh giá từ tình hình hiện nay, rất khó có được miễn dịch cộng đồng cho dù 60% đến 70% dân số hoàn thành tiêm chủng, thậm chí nếu 80% đến 90% dân số hoàn thành tiêm chủng cũng không chắc sẽ đạt được.

Theo báo cáo, số người nhiễm bệnh vẫn tiếp tục tăng ở Israel – nơi tỷ lệ tiêm chủng là khoảng 60%, và ở Hoa Kỳ – nơi tỷ lệ tiêm chủng là khoảng 50%. Israel đã bắt đầu tiêm vắc xin liều thứ ba, và Chính phủ Nhật Bản cũng đang chú ý đến hiệu quả của việc này.

Theo Epoch Times

Xem thêm: