Sau ca làm đêm, cô Lance tỉnh dậy và cảm thấy tai ngứa một cách kỳ lạ. Ban đầu các bác sĩ cho rằng cơn chóng mặt của cô là do nhiễm trùng tai nhưng hóa ra sự việc lại nghiêm trọng hơn thế.

dot quy 2
Ban đầu các bác sĩ cho rằng cơn chóng mặt của cô là do nhiễm trùng tai nhưng hóa ra sự việc lại nghiêm trọng hơn thế. (Ảnh minh họa: Tunatura/ Shutterstock)

Một buổi sáng, cô Danielle Lance (34 tuổi, đến từ Mỹ) tỉnh dậy, cảm thấy khó chịu bên trong tai mà không hề nghĩ rằng bản thân đang bị đột quỵ.

Chồng cô đã đưa cô đến một phòng cấp cứu gần đó. Bác sĩ chẩn đoán cô bị cảm lạnh và nhiễm trùng tai nên đã cho cô về nhà. Sáng hôm sau, cô Lance cho biết cô không thể cử động nửa người bên phải. Cô quay trở lại ER, lần này là tại khuôn viên Raleigh của bệnh viện WakeMed, cô đã được nhận vào viện với sự giúp đỡ của nhân viên bệnh viện. Khi một y tá nhận ra rằng các triệu chứng của cô Lance có thể là một cơn đột quỵ, đội chăm sóc đã nhanh chóng vào cuộc để chẩn đoán và điều trị cho cô. Họ yêu cầu cô chụp CT và kết luận cô bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ (hiện tượng này xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn). 

Theo Johns Hopkins Medicine, tình trạng đột quỵ có thể xảy ra khi cục máu đông di chuyển đến não từ một nơi khác trong cơ thể hoặc do chảy máu não tự phát. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ bao gồm huyết áp cao, bệnh tim, hút thuốc, một số loại thuốc như thuốc tránh thai.

Khi bị đột quỵ, người bệnh có thể bị mất thăng bằng hoặc nhận thấy tình trạng sức khỏe đột ngột thay đổi (như thị lực yếu đi, rũ mặt, tê tay, mất lực cánh tay, nói lắp, buồn nôn). Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, người bệnh đều phải gọi cấp cứu ngay. 

Các triệu chứng đột quỵ không phải lúc nào cũng rõ ràng. Với trường hợp của cô Lacne, vì thấy tai bị ngứa nên cô chỉ nghĩ mình bị nhiễm trùng tai. Trong vòng một giờ, các bác sĩ đã đưa cô Lance vào phòng phẫu thuật, loại bỏ cục máu đông khỏi não để cứu cô khỏi cơn đột quỵ. Trong các trường hợp khác, tình trạng đột quỵ có thể được điều trị bằng thuốc làm loãng máu, hoặc cục máu đông có thể tự biến mất. Việc chẩn đoán và điều trị đột quỵ nhanh chóng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong quá trình hồi phục cuối cùng của bệnh nhân.

Hiện cô Danielle Lance là một nhân viên y tế và là mẹ của 4 đứa con. Sau cơn đột quỵ, bà mẹ trẻ cần tĩnh dưỡng một tháng rưỡi mới có thể phục hồi chức năng nói, vận động và vật lý trị liệu. Cánh tay phải của cô Lance bị liệt do đột quỵ nên vẫn còn hơi yếu so với bên trái. Đôi khi cô vẫn gặp khó khăn khi mang đồ đạc. So với trước khi đột quỵ thì giọng nói và trí nhớ của cô cũng thay đổi nhiều. 

Sau tất cả, cô Lance vẫn cảm thấy thật biết ơn vì có thể trở lại làm việc và tiếp tục chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình.