Khả năng xét nghiệm trên diện rộng của Hàn Quốc được cho là có thể trở thành nguồn thông tin giá trị cho các chuyên gia y tế trên thế giới trong việc vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh về các nguy cơ của dịch bệnh, trong có có tỷ lệ tử vong, bởi khi “mẫu số” về các ca nhiễm bệnh càng lớn, bao gồm cả những người không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ và nặng, thì tỷ lệ tử vong sẽ càng chính xác và mang tính đại diện hơn.

shutterstock 1629777262
Một bàn kiểm dịch tại Hàn Quốc (Ảnh: Shutterstock)

Trong vòng 1 tháng kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán (WHO gọi là COVID-19) xuất hiện ở Hàn Quốc, nước này đã tiến hành xét nghiệm gần 8.000 người nghi nhiễm. Chỉ một tuần sau đó, con số này đã lên tới hơn 82.000 trường hợp khi giới chức y tế Hàn Quốc tiến hành xét nghiệm lưu động với khả năng xét nghiệm lên tới 10.000 trường hợp/ngày. 

Hàn Quốc đã áp dụng chế độ phê chuẩn nhanh bộ kit xét nghiệm virus từ sau khi bùng phát dịch MERS khiến 38 người thiệt mạng năm 2015. Ngoài ra, Hàn Quốc còn áp dụng mô hình trung tâm xét nghiệm lưu động “Drive-thru”, có thể xét nghiệm và cho kết quả trong vòng 10 phút. 

Cho đến nay, Hàn Quốc đã tiến hành xét nghiệm nhanh virus corona cho khoảng gần 200.000 người, trong đó đa phần là thành viên của tổ chức Tân Thiên Địa. Tính đến hết ngày 9/3, Hàn Quốc có 7.513 ca nhiễm và 54 ca tử vong, tỷ lệ tử vong ở mức 0,7%.

Khả năng xét nghiệm trên diện rộng của Hàn Quốc được cho là có thể trở thành nguồn thông tin giá trị cho các chuyên gia y tế trên thế giới trong việc vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh về các nguy cơ của dịch bệnh, trong có có tỷ lệ tử vong.

Bởi khi “mẫu số” về các ca nhiễm bệnh càng lớn, bao gồm cả những người không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ và nặng, thì tỷ lệ tử vong sẽ càng chính xác và mang tính đại diện hơn.

Trong khi đó, đa số các nước trên thế giới hiện nay chỉ chủ yếu xét nghiệm những người có triệu chứng rõ rệt khi họ đến bệnh viện, khiến tỷ lệ tử vong được thống kê có thể cao hơn thực tế.

Nghi vấn dịch bệnh nCoV tại Bắc Kinh nằm ngoài tầm kiểm soát

Mặc dù hiện tại có thể còn khá sớm để đưa đến một kết luận chắc chắn nào đó, nhưng bức tranh về dịch COVID-19 ở Hàn Quốc, nơi có số ca nhiễm chỉ sau Trung Quốc đại lục, cho thấy rằng virus corona chủng mới có thể ít chết chóc hơn con số mà WHO đưa ra.

Hôm 3/3, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tỷ lệ tử vong do COVID-19 là 3,4% trên toàn cầu, cao hơn so với ước tính trước đó là khoảng 2%. 

Trên thế giới, dựa vào các số liệu được cập nhật đến ngày 9/3, Ý hiện là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất với 5,3%, tiếp sau đó là Trung Quốc 3,8% và Iran 3,3%. Tuy nhiên, do Trung Quốc chiếm tới 70% ca nhiễm trên thế giới, nên tỷ lệ tử vong trung bình của thế giới rơi vào mức 3,5%.

Như vậy, tỷ lệ tử vong của Hàn Quốc (0,7%) mặc dù cao hơn so với tỷ lệ tử vong do cúm mùa (0,1%), thì vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) là 30%, hay Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) là 10%.

Mặc dù các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong, như chất lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe, hay cách xử lý dịch bệnh của một quốc gia, thì số người được xét nghiệm là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất. Càng nhiều người được kiểm tra, tỷ lệ tử vong sẽ càng chính xác.

Không triệu chứng vẫn lây cho người khác: Số liệu thống kê của TQ có thể sai

Một điểm quan trọng khác là sự minh bạch về số liệu của một quốc gia. 

Trong khi tỷ lệ tử vong cao ở Ý được cho là do còn rất nhiều các ca nhiễm không được xét nghiệm do thiếu thốn nhân lực và chính sách “tự cách ly”, thì ở các quốc gia như Trung Quốc hay Iran, vấn đề minh bạch con số là một yếu tố nổi cộm.

Iran, quốc gia Trung Đông đang trong tình trạng cấm vận kéo dài và thiếu thốn cơ sở hạ tầng y tế, đã nhiều lần bị ngoại giới và chính người dân nghi ngờ về các số liệu liên quan đến dịch bệnh. Các con số ước tính về số ca nhiễm ở Iran cao gấp khoảng 3 lần con số được chính phủ công bố. Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng Iran không có đủ các bộ xét nghiệm để có thể kiểm tra cho tất cả mọi người.

Còn tại Trung Quốc, quốc gia “nổi tiếng” vì sự thiếu minh bạch, che giấu thông tin, số ca ước tính bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán cũng được cho là cao gấp nhiều lần số liệu mà Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố. 

Tại sao Mỹ không tin các số liệu về dịch corona của Trung Quốc?

Ngoại trừ tỉnh Hồ Bắc, nơi có tỷ lệ tử vong là 4,4%, thì số ca tử vong cho tới thời điểm hiện tại ở 30 tỉnh thành khác của Trung Quốc là 112 trên khoảng 13.000 ca nhiễm, tức tỷ lệ tử vong ngoài Hồ Bắc chỉ là 0,8% – gần tương tự con số của Hàn Quốc.

Trong một diễn biến khác, tại buổi phỏng vấn với kênh Fox News hôm 4/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói trực giác của ông cho biết tỷ lệ tử vong do virus corona chỉ ở mức dưới 1%.

“Thực tế là nhiều người nhiễm bệnh nhưng rất nhẹ, họ phục hồi nhanh và thậm chí không cần đi bác sĩ”, ông Trump giải thích.

Lê Xuân

Xem thêm: