Các nghiên cứu cho thấy cà phê chứa đầy đủ những chất giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer và các bệnh tim mạch chuyển hoá bao gồm tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, rối loạn mỡ máu…Tuy nhiên có một số người lại không thích hợp để dùng thức uống này.

cà phê
(Ảnh: ShutterStock)

Có thể nói cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất hiện nay, uống một tách cà phê khi làm việc và học tập sẽ giúp bạn sảng khoái tinh thần và nâng cao hiệu quả làm việc nhờ các thành phần kích thích thần kinh não bộ trong nó.

Tất nhiên, uống nhiều cà phê là không nên, và trên thực tế vấn đề uống cà phê tốt hay không cũng cần được phân tích một cách biện chứng.


Y học hiện đại đã chứng minh cà phê có tác dụng làm sảng khoái trí não, kích thích tư duy, hưng phấn thần kinh, xua tan mệt mỏi, tăng cảm giác ngon miệng và hỗ trợ tiêu hóa. Nhưng trên thực tế, việc lạm dụng cà phê cũng sẽ gây hại cho cơ thể. Có thể nói là cà phê cũng như con dao hai lưỡi, vừa tốt lại vừa có hại.

Lợi ích của việc uống cà phê

1. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Các chất chống oxy hóa như axit chlorogenic trong cà phê giúp cải thiện độ nhạy cảm của tế bào cơ thể với insulin, điều này càng có lợi cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Do đó việc uống 2 tách cà phê mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

2. Loại bỏ chứng đau đầu

suc khoe nao bo
(Ảnh: BRAIN2HANDS/ Shutterstock)

Uống 1 hoặc 2 tách cà phê mỗi ngày có thể loại bỏ chứng đau nửa đầu và các triệu chứng đau đầu khác. Lý do là vì chất caffeine trong cà phê giúp làm tăng hoạt động của các tế bào não và làm cho các mạch máu xung quanh não liên tục co lại và giãn ra, từ đó làm dịu các cơn đau đầu do áp lực.

3. Bảo vệ tim mạch

Các nghiên cứu có liên quan đã phát hiện ra rằng so với những người không bao giờ uống cà phê, thì những người uống cà phê một lượng vừa phải mỗi ngày có ít nguy cơ bị đột quỵ hơn khi về già. Bởi vì hàm lượng chất chống oxy hóa trong cà phê là tương đối cao, đây là một trong những chất chống oxy hóa rất tốt. Những chất chống oxy hóa này giúp ức chế sự phá hủy và tổn thương mạch máu do viêm nhiễm trong cơ thể, đồng thời có thể hạ huyết áp.

4. Bảo vệ gan

Uống cà phê điều độ sẽ làm giảm nguy cơ bị xơ gan, gan nhiễm mỡ và các bệnh về gan khác. Uống 2 tách cà phê mỗi ngày giúp giảm 43% nguy cơ ung thư gan, bởi vì axit chlorogenic và axit caffeic trong cà phê có thể ức chế tế bào ung thư trong cơ thể.

5. Cải thiện sức sống của não bộ

Uong ca phe 2 image
(Ảnh: ShutterStock)

Uống 1 cốc cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo khi buồn ngủ, kích thích thần kinh giao cảm của não bộ, khiến con người ở trạng thái năng động, giúp giảm khả năng mắc bệnh Parkinson và Alzheimer, ngăn ngừa tổn thương tế bào não và trì hoãn tổn thương não.

Nhược điểm của việc uống cà phê

1. Gây loãng xương

Người cao tuổi luôn là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương, tình trạng loãng xương ở người cao tuổi sẽ tiếp tục gây tổn hại đến sức khỏe của hệ xương khớp, họ không chỉ cảm thấy đau nhức vào những ngày âm u hay mưa gió mà còn rất dễ bị gãy xương khi vận động mạnh hoặc sai cách.

Nếu uống nhiều cà phê, chất caffein có thể khiến canxi tự do không được cơ thể hấp thụ và sử dụng hết, dẫn đến bài tiết canxi qua nước tiểu. Một khi cơ thể đang trong tình trạng thiếu canxi nghiêm trọng, thì nguy cơ dẫn đến loãng xương là rất cao.

2. Khiến huyết áp tăng

huyet ap cap
(Ảnh: Shutterstock)

Uống nhiều cà phê thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Nguyên nhân là do chất caffein trong cà phê có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm của não, nhất là đối với những người chịu áp lực công việc lớn, sau khi uống nhiều thì rất dễ gây ra huyết áp cao.

Những người đang mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não, uống nhiều cà phê cũng có thể khiến huyết áp tăng cao và gây ra các biến chứng tăng huyết áp nghiêm trọng.

3. Chứng loạn nhịp tim

Uống cà phê điều độ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch nhất định, nhưng uống quá nhiều cùng một lúc hoặc uống liên tục trong nhiều ngày có thể dẫn đến tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, gây hậu quả về tim mạch và mạch máu não. Từ góc độ bảo vệ sức khỏe, mọi người nên kiểm soát lượng cà phê thường uống, không bao giờ uống quá nhiều.

5 nhóm người không nên tùy tiện uống cà phê

Không nên tùy tiện uống cà phê, đặc biệt dù bạn là người có yêu thích cà phê đến đâu nhưng nếu bạn thuộc 5 nhóm người này, thì tốt nhất là đừng uống cà phê một cách tùy tiện.

1. Huyết áp cao

Y học hiện đại đã chứng minh rằng uống 1 tách cà phê có thể làm tăng huyết áp trong 12 giờ. Huyết áp trở nên mất ổn định khi xúc động, căng thẳng, những người bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh cao huyết áp sẽ phải gánh chịu rất nhiều nguy cơ đối với cơ thể. Do đó bệnh nhân cao huyết áp phải tránh uống cà phê khi đang xúc động hoặc căng thẳng.

2. Bệnh nhân dạ dày

Người có dạ dày không tốt cần chú ý 6 điều khi ăn uống
(Ảnh: Shutterstock)

Cà phê có tính kích thích tương đối mạnh, điều đó sẽ làm thúc đẩy lượng lớn axit dạ dày tiết ra, ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây ra các khó chịu về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy và chướng bụng. Trong trường hợp nặng còn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, táo bón và chảy máu dạ dày.

3. Người không dung nạp cà phê

Sau khi uống cà phê, nhịp tim của một số người tăng nhanh, cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, lòng bàn chân đổ mồ hôi và bước đi lâng lâng. Nếu có các biểu hiện này sau khi uống cà phê, thì tốt nhất là không nên tiếp tục uống. Điều này là do thiếu lượng enzym phân hủy caffeine trong cơ thể và nó có liên quan đến di truyền.

4. Phụ nữ mang thai

chế độ thai sản, nghỉ thai sản
(Ảnh minh họa: Anna Kraynova/Shutterstock)

Phụ nữ đang trong thời kì mang thai không nên uống cà phê, bởi vì sau khi đi vào cơ thể nó không chỉ làm ảnh hưởng đến não bộ, hệ thần kinh mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của thai nhi. Vì vậy phụ nữ mang thai hãy tránh xa cà phê để bảo vệ tốt sức khỏe bản thân và em bé.

5. Người đang uống thuốc

Không uống cà phê trong khi đang sử dụng thuốc, bởi vì cà phê có chứa một số chất kích thích, mà thành phần của thuốc lại tương đối phức tạp. Việc phản ứng hóa học giữa 2 loại này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn làm tăng gánh nặng cho cơ thể. Vì vậy cố gắng không uống cà phê trong khi uống thuốc, để không gây ra những tổn hại cho sức khỏe.