Một loại Vắc-xin Ebola mới đã cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc. Trong số gần 6.000 cá nhân được tiêm vắc-xin rVSV-ZEBOV ở Guinea, không ai có dấu hiệu phát bệnh.

(ảnh: Getty Images)
(ảnh: Getty Images)

40 năm sau khi dịch Ebola bùng phát lần đầu tiên, có vẻ như cuối cùng chúng ta đã phát triển được loại vắc-xin cung cấp mức độ bảo vệ cao giúp phòng chống căn bệnh sốt xuất huyết chết người với tỉ lệ tử vong lên tới 50%.

Hôm qua (ngày 23/12), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận kết quả thử nghiệm loại vắc-xin mới phát triển có tên rVSV-ZEBOV. Theo phát hiện của họ được công bố tên tạp chí The Lancet, trong số gần 6.000 cá nhân được tiêm chủng rVSV-ZEBOV ở Guinea, một quốc gia có hơn 3.000 trường hợp nhiễm bệnh Ebola, không ai cho thấy dấu hiệu mắc bệnh.

“Những kết quả thuyết phục này đến quá muộn màng cho những người đã mất mạng trong dịch Ebola ở Tây Phi, nhưng chúng cho thấy rằng nếu đại dịch Ebola bùng phát một lần nữa, chúng ta đã có cách để phòng thủ”, các nhà khoa học và nghiên cứu thuộc tổ chức WHO, và tác giả nghiên cứu Marie-Paule Kieny phát biểu trong một thông cáo báo chí.

Thử nghiệm vắc-xin đã được tiến hành bởi Bộ Y tế guinea cùng với tổ chức R&D Blueprint của WHO – cũng hỗ trợ sự phát triển của vắc-xin này.

“Thử nghiệm lịch sử và tiên tiến này đã được thực hiện thành công nhờ vào sự hợp tác và phối hợp quốc tế, sự đóng góp của nhiều chuyên gia trên toàn thế giới và sự ủng hộ mạnh mẽ của địa phương”, chủ tịch của nhóm nghiên cứu tiên phong John-Arne Røttingen, Trưởng chuyên gia Viện Sức khỏe cộng đồng Na Uy cho biết.

Video “Câu chuyện Ebola” của UNICEF:

Theo Futurism, Lancet
Hoàng Vũ

Xem thêm: