Hôm 12/4, các nhà khoa học đưa ra cảnh báo, các quốc gia phụ thuộc vào vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc có thể dễ chịu ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bệnh trong tương lai. Các chuyên gia cảnh báo rằng vắc-xin mà Bắc Kinh sản xuất đang được quảng bá ở 53 quốc gia “không đủ để ngăn chặn virus lây lan”.

p2654611a244150012
Vắc-xin Trung Quốc đang được quảng bá ở 53 quốc gia. (Ảnh: Marco Verch/CC BY 2.0)

Một số chuyên gia nói với tờ Daily Mail rằng Chile liên tục nâng cấp nguy cơ, do đó đã trở thành lời cảnh báo cho các nước khác trên thế giới, vắc-xin mà Trung Quốc sản xuất quá yếu, dù có kế hoạch miễn dịch thành công thì cũng không cách nào ngăn chặn virus lây lan. 

Tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc thấp

Ít nhất 53 nước đã đặt hàng vắc-xin Trung Quốc, trong đó có nhiều nước đang trong phát triển như Nam Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á. Chúng rẻ và dễ lưu trữ, điều này khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những nước không có thiết bị đặc thù để bảo quản những loại vắc-xin khác ở nhiệt độ siêu thấp.  

Quan chức y tế cao nhất Trung Quốc hôm 10/4 đã hiếm hoi công khai thừa nhận rằng hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc không lý tưởng. Chủ nhiệm Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Trung Quốc Cao Phúc thừa nhận “hiện tại tỷ lệ bảo vệ vắc-xin không cao”. 

Giáo sư Ian Jones, nhà virus học thuộc Đại học Reading (Anh), nói với Daily Mail rằng số liệu từ Chile cho thấy rõ vắc-xin Trung Quốc “sẽ không đủ để ngăn chặn vòng tuần hoàn bùng phát của virus”.  

Mặc dù Chile đã tiêm chủng vắc-xin cho ¼ dân số toàn quốc, và tiêm chủng 1 liều được 40%,  nhưng từ giữa tháng Hai, tỷ lệ lây nhiễm ở Chile đã tăng gấp đôi. Từ mỗi ngày 177 trường hợp trên mỗi 1 triệu người tăng lên 372 trường hợp. Hơn 80% khu vực bị buộc phải quay trở lại trạng thái phong tỏa, điều này được các nhà khoa học Chính phủ Anh dùng để chứng minh Chile vẫn chưa thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. 

Tuy nhiên, các nước Nam Mỹ chủ yếu sử dụng vắc-xin CoronaVac của công ty sản xuất dược phẩm hàng đầu Trung Quốc – Sinovac, một nghiên cứu của Đại học Chile phát hiện, lần tiêm đầu tiên tỷ lệ hiệu quả chỉ có 3%, lần tiêm thứ hai sau hai tuần tăng lên 56,5%. Một điều tra khác được tiến hành ở Brazil phát hiện, hiệu quả chỉ có thể thấp đến 50%, con số này vừa khớp với ngưỡng vắc-xin mà Tổ chức Y tế thế giới có thể chấp nhận được. 

Ngược lại, vắc-xin của Pfizer và Moderna có tỷ lệ hiệu quả lần lượt là 95% và 94%, còn vắc-xin của AstraZeneca có tỷ lệ hiệu quả khoảng 79%. Thực nghiệm vắc-xin được tiến hành đối với hàng chục ngàn bệnh nhân Mỹ và Anh đã phát hiện, chúng có thể ngăn chặn lên đến 100% tỷ lệ nhập viện và tử vong, còn vắc-xin CoronaVac của Trung Quốc thì chỉ có tỷ lệ là 84%. 

Một loại vắc-xin khác của Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất, có vẻ tốt hơn so với vắc-xin CoronaVac, có hiệu quả trị liệu đối với triệu chứng bệnh lên đến 73%. Tuy nhiên, do Trung Quốc từ chối công bố số liệu mạnh mẽ trên các tạp chí y học, điều này có nghĩa là các chuyên gia không cách nào xác định loại vắc-xin này rốt cuộc có hiệu quả bao nhiêu. Tuy nhiên, những ngôn luận của ông Cao Phúc vào cuối tuần trước đã cho thấy dù là quan chức Trung Quốc thì cũng không có lòng tin đối với loại vắc-xin này. 

Các nhà khoa học lo lắng, vắc-xin Trung Quốc sẽ khiến nhiều người lọt qua lỗ hổng của khả năng miễn dịch, khiến một bộ phận người dễ mắc bệnh nghiêm trọng. Nhưng họ thừa nhận, hiệu quả của vắc-xin hơn 50% vẫn luôn tốt hơn. 

Vắc-xin Trung Quốc tồn tại vấn đề công nghệ

Vắc-xin của Sinovac và Sinopharm đều là tạo thành từ phiên bản bất hoạt của virus SARS-CoV-2, những virus này đã qua cải tạo gen, cho nên sẽ không gây ra bệnh. 

Giáo sư Ian Jones nói rằng ông suy đoán nguyên nhân đằng sau hiệu quả thấp của vắc-xin là vấn đề công nghệ, ông còn nói: “Tôi cho rằng đây là vấn đề của toàn bộ vắc-xin virus bất hoạt. Tốc độ chế tạo của nó (vắc-xin) rất nhanh, nhưng đối với tác dụng bảo vệ của protein virus mà nó hàm chứa lại không khởi tác dụng quan trọng, cho nên trên thực tế, vắc-xin mà bạn nhận được có một bộ phận rất lớn đã bị lãng phí.”

Tuy nhiên, ông Ian Jones nói rằng loại hình vắc-xin này là không có tính đặc dị, dẫn đến hệ thống miễn dịch tạo ra lượng lớn kháng thể, thực tế không giúp chống lại virus corona mới thực sự. 

Vắc xin của Modena và Pfizer sử dụng công nghệ mRNA, sử dụng một phần vật chất di truyền tổng hợp để truyền trực tiếp các chỉ lệnh đến các tế bào, cho chúng biết cách nhận biết và bảo vệ phòng chống lại bệnh tật.

Vắc-xin của AstraZeneca được gọi là “vectơ virus” (tải thể virus). Nó cũng mang mã di truyền vào tế bào để chuẩn bị cho sự lây nhiễm virus, nhưng nó sử dụng một phiên bản virus đã suy yếu, khiến mã được truyền đến tế bào.

Ông Gabriel Scally, chuyên gia Y tế cộng đồng tại Đại học Đại học Bristol (Anh) nói với Daily Mail rằng, nguy cơ tại Chile “không phải là lời tán dương tốt đối với vắc-xin Trung Quốc”. 

Ông bổ sung thêm: “Chúng (vắc-xin Trung Quốc) vẫn chưa được bất cứ cơ quan giám sát điều trị y tế lớn nào phê chuẩn, chứng cứ nghiên cứu rất có hạn, trong thực tế chắc chắn nó sẽ không xuất hiện hiệu quả ở mức độ cao. Hơn nữa trong tình trạng thiếu số liệu, rất khó để biết được hiệu quả của nó rốt cuộc là bao nhiêu. Điểm tốt duy nhất của chúng chính là giá thành rẻ”. 

Về việc quốc gia đưa ra vắc-xin Trung Quốc liệu có nên lo lắng dịch bệnh tái bùng phát, ông nói: “Tôi cho rằng chúng ta cần lo lắng.” Nhưng ông thừa nhận, bộ phận vắc-xin có hiệu quả luôn tốt hơn loại không có hiệu quả.

Ông nói với Daily Mail rằng: “Cái tiêu chuẩn 50% này là đường kẻ trên cát mà WHO vạch ra, điều này rất tốt. Nhưng tôi cho rằng người ta người ta bắt đầu ý thức được rằng những loại vắc-xin Trung Quốc này không thể hoàn toàn giải quyết vấn đề.”

Giáo sư Gabriel Scally nói, tình huống tại Anh “là khác”, bởi vì trong ‘kho vũ khí’ của họ có vắc-xin có hiệu quả cao, ông bổ sung thêm: “Chỉ cần chúng ta kiềm chế một chút (để bước ra khỏi phong tỏa) thì chúng ta sẽ không có chuyện gì.”

Có người cho rằng Trung Quốc cố gắng cung cấp vắc-xin COVID-19 cho các quốc gia đang trong quá trình phát triển, là phép thử ngoại giao của Trung Quốc. Giáo sư Gabriel Scally nói: “Dù có là ngoại giao hay không, tôi không biết, tôi lại cho rằng Trung Quốc chính là Trung Quốc mà.”

“Trung Quốc có sự mở rộng kinh tế mạnh mẽ, và đây là mô thức hoạt động của họ: cho dù là mua đất nông nghiệp ở New Zealand hay đầu tư vào công ty ở Anh.”

Từ sau bình luận của ông Cao Phúc vào cuối tuần qua, chính quyền Bắc Kinh vì để vớt vát thể diện nên đã làm ra cuộc phỏng vấn với vị quan chức này, tuyên bố bình luận của ông là “hoàn toàn bị giải thích sai”. 

Vắc-xin Trung Quốc thiếu số liệu thực tế

Tờ Thời báo Hoàn cầu trích dẫn lời của ông Cao Phúc nói: “Tất cả các loại vắc-xin trên thế giới, có lúc tỷ lệ bảo vệ cao, có lúc tỷ lệ bảo vệ thấp. Làm thế nào nâng cao hiệu quả của chúng chính là vấn đề mà các nhà khoa học trên toàn thế giới cần cân nhắc.”

Rất nhiều đơn đặt hàng vắc-xin Trung Quốc đến từ các nước đang phát triển như Zimbabwe, Congo và Brunei, nhưng một số nước châu Âu cũng đã bắt đầu sử dụng các loại vắc-xin này.

Hungary và Serbia đang dẫn trước các nước EU khác về số lượng tiêm chủng, nhưng do sai lệch so với thời gian biểu quảng bá chính thức, hai nước này đã bị EU chỉ trích.

Tuy nhiên, chỉ có 10 quốc gia đặt mua vắc xin của Trung Quốc và tiêm chủng cho hơn 10% dân số của họ, vì vậy rất khó để đánh giá hiệu quả của những loại vắc xin này trong thực tế là như thế nào.

Các quốc gia này là Uruguay, Bahrain, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Seychelles, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Maroc, Dominica, Serbia và Hungary.

Một số quốc gia vẫn đang sử dụng vắc-xin hỗn hợp, ví dụ như Chile sử dụng vắc xin của Pfizer và số lượng người tương đối ít, Serbia và Hungary cũng đang sử dụng vắc-xin Sputnik V của Nga, điều này càng khó để có thể nhìn thấy tác dụng của vắc-xin Trung Quốc.

Giáo sư Ian Jones cho biết: “Xu hướng này có thể do bất kỳ lý do nào tạo thành, chẳng hạn như các biện pháp giãn cách xã hội tốt hơn, cơ cấu tuổi tác, v.v. Hơn nữa tỷ lệ sử dụng chỉ 10% hoặc thấp hơn, và số lượng quần thể miễn dịch vẫn chưa thể ảnh hưởng đến việc lây truyền, vì vậy tôi cho rằng bạn không thể đưa ra quá nhiều kết luận về hiệu quả (hoặc không có hiệu quả) của vắc-xin ở các nước này. ”

“Tuy nhiên, con số 3% và 56% (đối với CoronaVac) cộng với tuyên bố của CDC [Trung Quốc], xác thực đã nói rõ rằng nó không đủ để ngăn chặn virus lưu hành, đặc biệt nếu virus là một biến thể, nó có thể cũng tránh được một số phản ứng [miễn dịch]. Liệu nó có đủ để ngăn chặn các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng và từ đó giải quyết các vấn đề tắc nghẽn bệnh viện và tử vong hay không, tôi nghĩ vẫn còn phải quan sát.”

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 10/4, ông Cao Phúc tiết lộ rằng Trung Quốc đã tiêm chủng cho khoảng 160 triệu người và hiện đang xem xét việc sử dụng các loại vắc xin khác nhau. Ông nói: “Tôi đưa ra những suy nghĩ của mình, ví như tối ưu hóa trình tự tiêm chủng về liều lượng, liều lượng và khoảng thời gian tiêm chủng, chẳng hạn như áp dụng phương pháp tiêm chủng mấy loại vắc-xin xen kẽ nhau (tiêm chủng tuần tự).”

Những lời này của ông Cao Phúc, cho đến này là manh mối lớn nhất nói rõ vắc-xin Trung Quốc có biểu hiện không được như ý muốn trong thực tế. 

Chile vẫn bênh vực vắc-xin Trung Quốc

Tuy nhiên Bộ trưởng Khoa học Chile Andres Couve lại bênh vực vắc-xin Trung Quốc. Ông tiết lộ, Bộ Y tế Chile sẽ công bố nghiên cứu thực tế về công hiệu của vắc-xin CoronaVac trong thời gian tới. 

Ông nói, điều quan trọng là cần chú ý đến số liệu và tính hiệu quả của vắc xin trong giảm thiểu nhu cầu điều trị hoặc nằm viện hoặc tử vong về phương diện bệnh tật.

Ông Heriberto Garcia, người phụ trách Viện nghiên cứu y tế cộng đồng Chile phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vắc-xin CoronaVac, nói rằng mọi người không nên chú ý đến tin tức trên trang nhất. 

Ông nói với tờ báo địa phương là La Tercera rằng: “Cơ quan nghiên cứu của Đại học Chile và Bộ Y tế công bố báo cáo nghiên cứu, đều nói giống nhau: số người bị bệnh phải nhập viện đã giảm. Chúng ta đang đi trên con đường đúng đắn.”

Chile có khoảng 8 triệu người ít nhất đã tiêm một loại vắc-xin, trong đó phần lớn là đã tiêm vắc-xin của Trung Quốc. 

Nhưng một số chuyên gia vẫn chỉ ra rằng Chile là một cảnh báo, việc nới lỏng hạn chế quá sớm của Anh Quốc có thể sẽ dẫn đến một đợt bùng phát virus khó chịu khác. 

Ngài David King, cựu cố vấn khoa học Chính phủ Anh hôm 12/4 đã nói với Sky News rằng: “Từ riêng góc độ dân số mà xét, chúng ta đều rất muốn thoát khỏi phong tỏa. Từ góc độ tình hình dịch bệnh mà xét, tôi cảm thấy tất cả mọi thứ đều tương đối khiến người ta lo lắng.”

Ông còn nói: “Chile là nước đứng thứ 3 thế giới về tỷ lệ dân số tiêm chủng vắc-xin, họ đi trước so với chúng ta (Anh Quốc) về số người tiêm vắc-xin, hiện tại họ đột nhiên bước sang làn sóng dịch thứ 3. Mỗi ngày họ có 7.600 ca bệnh, trong khi đó đến hiện tại Chile có hơn 1 triệu người đã tiêm chủng.”

“Do đó, sự việc xảy ra ở Chile khiến người ta rất rất kinh ngạc, có tỷ lệ rất cao người đã tiêm vắc-xin, nhưng ở đây có một biến thể xuất hiện trên phạm vi cả nước.”

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: