Sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố báo cáo về nguồn gốc dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) sau chuyến đi thị sát tại Trung Quốc, người dẫn chương trình Tucker Carlson của Fox News đã giải thích lý do một số nhà khoa học, tổ chức truyền thông, và WHO phải vội phản bác virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

1024px Tucker Carlson 46491086341
Người dẫn chương trình Fox News Tucker Carlson (Ảnh: Gage Skidmore/ Wikimedia)

Người dẫn chương trình Carlson của Fox News là người đầu tiên được biết đến trong giới truyền thông chính thống phương Tây đưa tin virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm qua nhiều lần phỏng vấn nhà khoa học Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng) của Hồng Kông. Ngày 30/3, ông Carlson lại một lần nữa nhắc lại giả thuyết virus COVID-19 có thể bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhấn mạnh vấn đề thành viên người Mỹ duy nhất của nhóm chuyên gia WHO là ông Daszak đã hợp tác chặt chẽ với phòng thí nghiệm virus tại Vũ Hán.

Sau đây là tóm lược dịch nội dung chính của chương trình:

Đầu năm 2020, vài ngày trước khi chính quyền ĐCSTQ báo cáo trường hợp COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán, một thanh tra cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới đã tham gia một cuộc phỏng vấn và phát nó trên YouTube.

Thanh tra này tên là Peter Daszak. Ông nói về 15 năm nghiên cứu của mình tại Viện Virus Vũ Hán, cũng nói về tổ chức phi lợi nhuận của mình, tổ chức đã nhận được hàng triệu đô la hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ, một phần lớn trong số đó được sử dụng để cho kế hoạch “phòng thí nghiệm tiêu chuẩn cao nhất thế giới”: Phòng thí nghiệm Vũ Hán. Có nghĩa là tiền của người đóng thuế Mỹ được sử dụng cho nghiên cứu “tăng cường chức năng”, tức là xử lý virus trong phòng thí nghiệm, và chính điều đó đã vô tình gây ra thảm họa virus corona (COVID-19) trên toàn cầu.

Daszak nói, “Virus corona rất tốt … có thể dễ dàng thao tác với chúng trong phòng thí nghiệm. Protein S có thể khiến virus corona gia tăng nguy cơ bệnh tật chung của động vật và người. Như thế nghĩa là có thể có được trình tự, xây dựng protein. Chúng tôi và Ralph Barrack của UNC đã hợp tác trong nhiệm vụ này. Cài vào một loại virus khác, sau đó thực hiện một số công việc trong phòng thí nghiệm”.

Nhận xét của Daszak được ghi lại vào ngày 9/12/2019. Không lâu sau đó ông ấy đã dừng các cuộc phỏng vấn về phòng thí nghiệm. Mọi người bắt đầu đưa ra một số vấn đề khiến ông khó chịu, chẳng hạn như phòng thí nghiệm Vũ Hán quản lý lỏng lẻo là nơi rất gần với điểm bùng phát đầu tiên của dịch bệnh… Vậy là ông và các quan chức khác của WHO đã đưa ra một lời giải thích khác cho dịch bệnh.

Họ cho rằng virus rất có thể bắt nguồn từ các loài động vật có vú được bày bán trong một chợ hải sản ở Vũ Hán, và nhiều tổ chức truyền thông cũng đã chấp nhận lời giải thích này. Sau này như chúng ta thấy, quan điểm đó có nhiều vấn đề. Cũng chưa có bằng chứng cho thấy COVID-19 có nguồn gốc từ việc ăn thịt tê tê.

Mọi người ở Vũ Hán đã bật cười trước lời giải thích đó, nhưng ông Daszak vẫn kiên trì chuyển hướng chú ý công luận khỏi phòng thí nghiệm, và thậm chí còn tuyên bố rằng nguồn gốc của phòng thí nghiệm là một thuyết âm mưu.

Mùa hè năm ngoái, ông đã viết bài trên tờ The Guardian với tựa đề “Bỏ qua thuyết âm mưu: Các nhà khoa học biết COVID-19 không được tạo ra trong phòng thí nghiệm”, và nhấn mạnh lại vấn đề trên kênh Twitter của ông.

“Nghiên cứu [tăng cường chức năng] không liên quan gì đến nguồn gốc của COVID-19, trừ khi bạn tin vào thuyết âm mưu. Nếu virus đến từ loài dơi, tại sao người ta lại liên kết hai thứ với nhau? Tất cả các bằng chứng đều thể hiện rõ điều này?”, ông cho biết.

Hầu như tất cả các tổ chức truyền thông ở Mỹ đã lặp lại tuyên bố của Daszak. Thậm chí National Geographic còn xác định nguồn virus đã được giải quyết.

Nhưng vẫn có những người nghi ngờ. Nhà sinh học phân tử Alina Chan tại Đại học Harvard và Viện Broad của MIT, nhận thấy rằng virus corona hơi kỳ lạ, mặc dù virus đã trải qua hàng nghìn tỷ lần sao chép nhưng bộ gen của nó không thay đổi nhiều. Thông thường, virus lây lan từ động vật sang người phải nhanh chóng thích nghi với ký chủ người của chúng. Đó là đặc điểm của virus SARS năm 2003, virus SARS thời kỳ ban đầu rất khác với thời kỳ sau này. Nhưng loại virus corona mới lần này không biểu hiện như vậy, nó như được thiết kế riêng để lây truyền từ người sang người.

Khi bài báo của Chan được xuất bản, Daszak đã công kích kết luận của cô là “vô lý” và “thuyết âm mưu”. Hơn nữa, hầu hết các tổ chức truyền thông đồng ý với Daszak, và câu chuyện đã chìm vào lãng quên.

Trong mắt giới truyền thông, Alina Chan chỉ là một nhà sinh học phân tử, cho nên quan điểm cô đưa ra không được xem trọng.

Sau đó, điều tương tự cũng xảy ra với nhà virus học người Trung Quốc Diêm Lệ Mộng. Cô bị giới truyền thông Mỹ gán cho cái mác “nhà lý thuyết âm mưu”, họ xua đuổi, “Biến đi, cô gái Trung Quốc điên rồ”.

Tuy nhiên, trong tương lai có thể sẽ khó khăn hơn nhiều để bác bỏ thuyết nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. Cựu giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ là Robert Redfield vừa nói với CNN rằng ông cũng tin nguồn gốc COVID-19 có khả năng đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Redfield cho biết, “Tôi vẫn nghĩ khả năng cao nhất của mầm bệnh ở Vũ Hán này là vì rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Những người khác không tin cũng không quan hệ gì. Khoa học sẽ chứng minh kết quả cuối cùng. Mầm bệnh đường hô hấp thao tác trong phòng thí nghiệm gây lây nhiễm cho nhân viên phòng thí nghiệm không phải chuyện hiếm thấy”.

Ông Redfield là một cựu sĩ quan quân đội, cả đời nghiên cứu về virus. Các phóng viên điều tra nên điều tra quan điểm của ông, đặc biệt là những quan điểm có ảnh hưởng lớn đến đất nước này.

Tuy nhiên, các nhà khoa học của MSNBC và CNN, những người đã khiến Chan im lặng, ngay lập tức bắt đầu bác bỏ. Các nhà khoa học và cộng đồng tình báo Mỹ đã đạt được thỏa thuận: virus không đến từ phòng thí nghiệm. Điều thú vị là không có bằng chứng thuyết phục cho cả hai tuyên bố về nguồn gốc của virus. Vậy tại sao những người được gọi là chuyên gia và nhiều tổ chức truyền thông ngay lập tức chính trị hóa nó và nhấn mạnh vào những điều họ không thể chứng minh. Tờ New York Times cũng nhanh chóng đăng bài về tuyên bố của Redfield, cho biết rằng, “Cơ quan tình báo … không có chứng cứ cho thấy virus corona đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm”.

Nhưng điều đó không đúng. Tháng Tư năm ngoái, Văn phòng Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia đã đưa ra một tuyên bố cho biết cộng đồng tình báo vẫn chưa loại trừ sự rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Vào tháng Hai, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia vẫn ủng hộ tuyên bố trên.

Như vậy, tại sao có những người phải ngay lập tức bác bỏ thuyết virus từ phòng thí nghiệm? Tất nhiên, một phần của câu trả lời là… biện hộ cho Trung Quốc (ĐCSTQ). WHO được tài trợ bởi Trung Quốc (ĐCSTQ), trong tuần này WHO đã công bố cái gọi là “báo cáo” về nguồn gốc của virus. Đoán xem ai là người Mỹ duy nhất tham gia vào cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc virus? Đó là Daszak.

Đoán xem Daszak và các đồng nghiệp đã tìm thấy gì trong cuộc “điều tra”? Trong bản báo cáo dài 120 trang, chỉ có 2 trang bàn về khả năng virus đến từ phòng thí nghiệm.

“Mặc dù rất hiếm, nhưng tai nạn trong phòng thí nghiệm đã xảy ra, các phòng thí nghiệm khác nhau trên thế giới đang nghiên cứu virus corona dơi. Ngày 2/12/2019, Phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán đã chuyển đến một địa điểm mới gần chợ [ẩm ướt]. Việc di dời có thể gây vấn đề hoạt động của bất kỳ phòng thí nghiệm nào”, báo cáo cho biết.

Báo cáo cũng chỉ ra vì không tìm thấy dấu vết trên giấy (vì ĐCSTQ không để lại dấu vết), nên “rất khó có khả năng” virus đến từ phòng thí nghiệm: “Trước tháng 12/2019, không có ghi nhận nào về một loại virus có liên quan chặt chẽ với COVID-19, cũng không có bất kỳ bộ gen nào có thể cùng cung cấp bộ gen SARS-CoV-2”.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng muốn mọi người biết rằng nếu có ai có thể ngăn chặn virus nguy hiểm chết người thoát ra khắp thế giới, thì đó chính là Viện Virus học Vũ Hán: “Ba phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đều nghiên cứu [virus corona] và/hoặc phân lập [virus corona] và phát triển vắc-xin, đều có cơ sở an toàn sinh học chất lượng cao và được quản lý tốt”, báo cáo viết.

Nhưng điều đó mâu thuẫn với lời chứng ban đầu của giới ngoại giao Mỹ, họ đã trực tiếp vào phòng thí nghiệm và nói, “Chà, điều này trông rất nguy hiểm”. Nhưng theo quan điểm của WHO, Trung Quốc và WHO không làm gì sai, vì vậy đừng hỏi bất kỳ câu hỏi nào.

Nhưng mọi người sẽ không vì thế mà ngừng đặt câu hỏi. Hôm Chủ nhật, một cựu quan chức an ninh quốc gia nói với CBS rằng báo cáo của WHO chỉ có độ tin cậy như tin tức của Triều Tiên.

Jamie Metzl, người từng phục vụ trong chính quyền Clinton và là thành viên của Ủy ban Cố vấn của WHO, cho biết, “Tôi thực sự không thể gọi những gì đang xảy ra là điều tra. Về bản chất, đây là một chuyến tham quan học tập được lên kế hoạch chu đáo… Toàn bộ Thế giới đều nghĩ rằng đây là một cuộc điều tra toàn diện, nhưng không phải vậy. Nhóm chuyên gia đó chỉ nhìn thấy những gì mà chính quyền ĐCSTQ muốn họ thấy”.

Tại sao nhiều người có chức vụ uy quyền trong giới khoa học lại kiên quyết đưa ra kết luận như vậy?

Năm ngoái, nhà vi sinh vật học Richard Ebright của Đại học Rutgers đã giải thích với Tạp chí Boston tại sao cộng đồng khoa học có thể muốn che giấu nguồn gốc của đại dịch. Ông cho rằng động lực mạnh mẽ với hầu hết các nhà virus học tiến hành nghiên cứu về ‘tăng cường chức năng’, đó là: tránh hạn chế kinh phí nghiên cứu, tránh thực hiện các tiêu chuẩn an toàn sinh học [nên có], và tránh giám sát nghiên cứu [cần thiết].

Nhà khoa học Antonio Regalado của MIT cho biết, nếu xác định được virus này đến từ một phòng thí nghiệm, nó sẽ “phá nát các tòa nhà khoa học mang tính hệ thống”.

Các tòa nhà khoa học là những gì mọi người ở Washington hy vọng sẽ bảo tồn. Chính những điều này đã tiếp sức cho các chính trị gia lạm quyền trong năm qua để thay đổi các quy tắc bầu cử, loại bỏ hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và làm cho một số ngành công nghiệp lớn mạnh hơn.

Những lời nói dối của ĐCSTQ đã tước đi quyền lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, vậy mà có những người không yêu cầu ĐCSTQ phải bồi thường.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: