Cơ thể điều hòa thân nhiệt thông qua việc tiết mồ hôi. Tuy nhiên tình trạng này sẽ gây ra mùi cơ thể và khiến nhiều người cảm thấy bất tiện trong giao tiếp. Chuyên gia chỉ ra rằng, khi một bộ phận cụ thể thường xuyên đổ mồ hôi và có mùi, bạn cần chú ý nhiều hơn đến tình trạng thể chất của bản thân.

đổ mồ hôi
Theo Trung y, mồ hôi có mùi là do độc tố tích tụ lâu ngày trong dạ dày dẫn đến không thể thải ẩm, khiến cho khí ẩm ứ trệ, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu. (Ảnh: yurakrasil/ Shutterstock)

Thời báo tự do Đài Loan dẫn lời Phòng khám Trung y Lục Phúc Đường như sau: Đổ mồ hôi là một hoạt động chức năng điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể, bài tiết chất thải, cũng như lượng nước dư thừa ra ngoài qua da và hệ bài tiết. Nó có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có lợi cho sự cân bằng kinh lạc và sức khỏe của hệ thống miễn dịch.

Theo Trung y, mồ hôi có mùi là do độc tố tích tụ lâu ngày trong dạ dày dẫn đến không thể thải ẩm, khiến cho khí ẩm ứ trệ, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu. 

5 kiểu người dễ đổ mồ hôi

1. Chứng tâm phế khí hư 

Tâm phế khí hư xuất hiện thường là do tâm và phế mắc bệnh kéo dài, làm cho chức năng của 2 tạng này suy nhược, từ đó dẫn đến phế khí bất túc và tâm khí hao tổn. 

Biểu hiện thường gặp là chỉ cần hoạt động nhẹ cũng dễ chảy mồ hôi, lạnh bụng, cảm lạnh, uể oải và mất sức.

2. Gan mật nóng ẩm

Những người này thường hay ra mồ hôi ở vị trí bàn chân và bẹn; dễ nổi nóng, hơi thở thường có mùi, miệng khô đắng, thường xuyên gặp tình trạng ngủ không ngon giấc.

3. Dạ dày thấp nhiệt

Người bệnh có cảm giác nóng trong người, chân tay nặng nề, bụng đầy chướng khó chịu, miệng khô khát nhưng có uống nước cũng không thấy cải thiện, phân sệt.

4. Phế phủ hư hỏa

Chứng bệnh liên quan tạng phế. Vào buổi chiều và buổi tối thường cảm thấy nóng nực trong người, đổ nhiều mồ hôi, nóng lòng bàn tay hoặc bàn chân.

5. Dạ dày nóng rát

Mồ hôi ra nhiều lại có màu sỉn vàng, thói quen ăn uống phức tạp, bụng phình chướng, khó thở, ợ chua và dễ bị táo bón.

Những nguyên nhân chính gây ra mùi mồ hôi

Di truyền gia đình

Thường có dấu hiệu là cơ thể rắn chắc, lông tóc mọc rậm và hầu hết những người này thường bắt đầu có mùi mồ hôi ở tuổi dậy thì.

Dạ dày tích ẩm

Khi trong dạ dày tích tụ nhiều ẩm nhiệt, thì độc tố không thể đào thải ra ngoài qua đường tiểu tiện hoặc đại tiện, từ đó dẫn đến tình trạng thải độc tố ra ngoài qua da.

Can thận âm hư

Khi phổi và các cơ quan trong cơ thể tương đối ít nước, cơ thể sẽ sinh nhiệt, dễ ra mồ hôi và kèm theo mùi nồng nặc.

Vị trí đổ mồ hôi phản ánh tình trạng của các cơ quan trong cơ thể

shutterstock 602439809
Thường xuyên đổ mồ hôi trán phản ánh tình trạng dạ dày thiếu năng lượng. (Ảnh: cliplab/ Shutterstock)

Trán: Dạ dày thiếu năng lượng

Do ăn quá nhiều, thường xuyên ăn thức ăn gây kích thích.

Mũi: Không đủ không khí trong phổi

Do chức năng phổi kém và lười vận động.

Cổ: Rối loạn nội tiết

Do thức khuya, kinh nguyệt không đều, căng thẳng quá mức.

Ngực: Rối loạn hệ thần kinh, tỳ vị yếu dẫn đến phổi khí không đủ.

Thường gặp ở phụ nữ mãn kinh sớm, người có chức năng tim phổi và chức năng đường ruột yếu.

shutterstock 1146393899
Nếu thường xuyên đổ mồ hôi ở bàn tay và bàn chân, hãy chú ý đến việc giảm thiểu căng thẳng. (Ảnh: yurakrasil/ Shutterstock)

Lòng bàn tay và lòng bàn chân: Tương thông với hệ thần kinh giao cảm.

Do lực quá mức và dễ bị căng thẳng về cảm xúc.

Nách: Trực tiếp với tuyến mồ hôi

Do ăn uống khẩu vị nặng và tim yếu ớt.

3 tuyệt chiêu khử mùi hôi cơ thể

 Giữ sạch vùng nách

Có thể cạo lông nách ở mức độ vừa phải để giảm mùi hôi do hỗn hợp mồ hôi và vi khuẩn gây ra.

Sinh hoạt ổn định

shutterstock 1874731333
(Ảnh: Ground Picture/ Shutterstock)

Tránh đi ngủ muộn và thức khuya, đồng thời điều chỉnh hợp lý cảm xúc của bản thân để gan khí không bị quá tải và suy nhược.

Thói quen ăn uống lành mạnh

Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ngọt và mặn, giúp tránh tích nhiệt ẩm thấp trong dạ dày dẫn đến khó bài tiết.