Hầu hết mọi người ăn trái cây nhiệt đới vì mùi vị chua chua ngọt ngọt ngon miệng, và vì đến hè được mùa thu hoạch nữa. Mặc dù có nhiều loại trái cây nhiệt đới được bày bán vào mùa hè, nhưng bơ, chuối, kiwi, xoài, đu đủ và dứa có thể gọi là những ‘ông hoàng’ vì lợi ích sức khỏe vượt trội.

1. Quả bơ

qua bo image
(Ảnh: Shutterstock)

– Chống lão hóa và bệnh tật: Trong bơ có rất nhiều glutathione, là một chất chống oxy hóa mạnh giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại trước khi chúng kịp gây tổn hại cho các tế bào, mô và nội tạng của bạn. Vitamin E trong bơ cùng nhiều chất chống oxy hóa khác như lutein, zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh, chắc khỏe. Chúng cũng giúp bảo vệ da khỏi các tia cực tím có hại và ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm của da.

– Tốt cho mắt: Bơ rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm lutein và zeaxanthin. Lutein là một chất vô cùng có lợi cho mắt. Một trái bơ có chứa 81 microgram lutein, những chất dinh dưỡng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

– Hỗ trợ bệnh nhân tự kỷ: Theo một nghiên cứu được công bố trên Medical Science Monitor, chất glutathione có tác động tích cực đến những triệu chứng liên quan đến tự kỷ.

2. Quả chuối

Vừa tươi mát vừa tốt cho sức khỏe, chỉ có thể là hoa quả nhiệt đới
(Ảnh: Shutterstock)

– Lấy lại sức sau khi tập thể thao: Chuối là nguồn kali khoáng dồi dào, vậy nên chúng có công dụng hỗ trợ cân bằng điện giải sau khi bạn tập thể thao (bị mất sức).

– Giúp tăng lượng máu trong cơ thể: Thiếu sắt sẽ làm cơ thể thường xuyên mệt mỏi, giảm trao đổi chất và gây tăng cân. Chuối chứa nhiều sắt, sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.

– Chống lại bệnh tật: Mặc dù chuối không có Vitamin A, nhưng nó lại có khả năng giúp cơ thể hạn chế thiếu vitamin A. Bởi vì chuối có 3 loại Carotenoid khác nhau là Provatamin A Carotenoid, Beta-carotenoid, Alpha-carotenoid mà từ đó cơ thể sẽ chuyển nó thành Vitamin A.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, thực phẩm chứa càng nhiều Carotenoid thì khả năng chống lại các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường càng cao.

3. Quả kiwi

Vừa tươi mát vừa tốt cho sức khỏe, chỉ có thể là hoa quả nhiệt đới
(Ảnh: Pixabay)

– Giúp giảm cân: Chỉ số glycemic thấp và hàm lượng chất xơ cao trong kiwi không làm tăng đột ngột lượng insulin như một số loại trái cây chứa nhiều glucose khác. Vì vậy dù có ăn nhiều kiwi bạn cũng không bị béo phì. Những người đang trong thời kỳ ăn kiêng giảm béo nên thêm loại trái cây này vào thực đơn.

– Chống lại bệnh tim: Ăn 2/3 trái kiwi mỗi ngày có tác dụng làm giảm nguy cơ đông máu đến 19% và giảm hàm lượng chất béo đến 16%. Nhiều người dùng aspirin để giảm đông máu nhưng chính loại thuốc này lại gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng, chẳng hạn chứng viêm và chảy máu đường ruột. Trong thành phần trái kiwi chứa chất chống đông máu, vừa không có bất kỳ ảnh hưởng nào mà còn tốt cho sức khỏe.

4. Quả xoài

qua xoai image
(Ảnh: Shutterstock)

– Chống ung thư: Xoài chứa lượng carotenoit dồi dào, trong đó có beta carotene là một chất dinh dưỡng chống ung thư, vậy nên bạn hãy ăn xoài thường xuyên nhé.

– Hỗ trợ cho người bị bệnh đại tràng: Xoài chứa các chất axit gallic và gallotannin có khả năng làm giảm viêm ruột và viêm loét đại tràng.

– Nhiều chất dinh dưỡng: 103 kalo, 75% vitamin C có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch; 24% vitamin A giúp chống oxy hóa và tăng thị lực; 12% vitamin B6 và một số vitamin B khác có tác dụng phòng bệnh não và tim; 10% lợi khuẩn; 8% đồng cần cho việc sản xuất các tế bào máu; 8% kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và 5% magie – tất cả các chất này đều gói gọn trong 1 cốc sinh tố xoài nguyên chất.

– Giảm lượng cholesterol: Hàm lượng cao vitamin C, pectin và chất xơ được tìm thấy trong xoài có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, đặc biệt là cải thiện tình trạng rối loạn mỡ trong máu.

5. Quả đu đủ

qua du du image
(Ảnh: Shutterstock)

– Điều hòa hệ hô hấp: Đu đủ rất giàu vitamin C (một quả đu đủ chín chứa 224% lượng cần thiết mỗi ngày cho cơ thể). Đu đủ còn là nguồn kháng histamine và là chất chống viêm tự nhiên mạnh tốt cho người bị bệnh hen suyễn và rối loạn hô hấp.

– Nhanh lành vết thương: Trong đu đủ có thành phần papain giúp giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành vết thương. Papain là một loại enzyme có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.

– Cải thiện tiêu hóa: Nhờ hàm lượng papain dồi dào, đu đủ có thể hỗ trợ tiêu hóa. Enzym giúp tiêu hóa các loại thực phẩm protein, từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trôi chảy hơn. Bạn nên ăn đu đủ tươi, vì papain sẽ bị phá hủy khi nấu chín (kể cả ở nhiệt độ thấp).

6. Quả dứa

qua dua image
(Ảnh: Shutterstock)

– Nhiều vitamin C: Dứa tươi là một nguồn vitamin C dồi dào. 100 g trái dứa có chứa 47,8mg hoặc 80% vitamin này. Vitamin C là cần thiết cho sự tổng hợp collagen trong cơ thể. Collagen là protein cấu trúc chính trong cơ thể cần thiết cho việc duy trì tính toàn vẹn của mạch máu, da, nội tạng, và xương. Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể bảo vệ chống bệnh còi; phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh (tăng cường miễn dịch) và nhặt rác độc hại, các gốc tự do gây viêm trong cơ thể.

– Tăng cường thị lực: Dứa có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, căn bệnh ảnh hưởng đến mắt ở những người cao tuổi do chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao.

– Hỗ trợ ăn kiêng: 100g trái dứa chỉ cung cấp khoảng 50 calo tương đương với một quả táo. Dứa không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol. Tuy nhiên, dứa là nguồn giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan như pectin.

Minh Minh

Xem thêm: